Phải làm gì khi ở lớp học đã có trẻ bị bệnh tay chân miệng?

Thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước giúp phòng bệnh tay chân miệng

Trẻ sơ sinh bị tay chân miệng, bố mẹ nên làm gì?

Những điều cha mẹ nên biết khi trẻ bị tay chân miệng

Những cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

5 điều cần biết về bệnh tay chân miệng

TS.BS. Anthony Komaroff - Trường Y Harvard (Mỹ), trả lời:

Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus Coxsackie gây ra. Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Bệnh thường bắt đầu bằng một cơn sốt. Trẻ trở nên lơ đãng hơn. Một hoặc hai ngày sau, vết loét xuất hiện xung quanh hoặc bên trong miệng và cổ họng. Nếu bé đã biết nói, bé có thể kêu ca về việc bị đau miệng hoặc cổ họng. Vì những vết loét trong miệng và cổ họng gây đau nên bé cũng không muốn ăn.

Những chấm nhỏ màu đỏ có thể xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông. Sốt, loét và phát ban trên lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể kéo dài vài ngày.

Một đứa trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể lây lan sang người khác trong tuần đầu tiên mắc bệnh. Virus Coxsackie lây lan rất dễ dàng chỉ cần chạm vào hay tiếp xúc gần gũi.

Bệnh tay chân miệng cũng lây lan qua: 

- Ho hay hắt hơi; 

- Tiếp xúc với phân (ví dụ từ tã); 

- Chạm vào các đồ vật và bề mặt bị nhiễm bẩn (đồ chơi, cốc hoặc bát đĩa thìa);

- Cách tốt nhất để tránh bị nhiễm virus Coxsackie là thường xuyên rửa tay bằng xà bông và nước. 

Ở lớp học có thể cũng có quy định về việc trẻ bị ốm phải nghỉ ở nhà. (Và có lẽ họ cũng vệ sinh sạch trường lớp mỗi ngày). 

Nếu con gái của bạn mắc bệnh, bạn nên làm những việc sau để giúp bé mau khỏe. 

- Đảm bảo rằng bé được uống nhiều nước nhất có thể. Tránh các loại nước có tính acid như nước cam hoặc thức ăn mặn. 

- Nên cho bé uống nước mát tốt hơn là nước ấm. 

- Có thể cho bé dùng thuốc acetaminophen và/hoặc ibuprofen (đừng dùng aspirin) để hạ sốt và giảm đau.

- Hỏi bác sỹ về thuốc gây tê để giúp giảm đau miệng nếu vết loét nặng. 

Hầu hết trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi mà không cần phải đi bệnh viện. Nhưng bạn hãy cho bé đi bệnh viện ngay, nếu: 

- Bé bị sốt cao trên 39 độ C, cơn sốt không hạ dù đã được dùng thuốc ibuprofen hoặc acetaminophen; Hoặc bất kỳ cơn sốt nào kéo dài hơn ba hoặc bốn ngày.

- Bé không uống được và có dấu hiệu bị mất nước. Các dấu hiệu bao gồm: Khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc, đi tiểu ít (trẻ em nên đi tiểu ít nhất 6 tiếng một lần), buồn ngủ nhiều hơn hoặc cáu gắt nhiều. 

An An H+ (Theo askdoctork)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị