- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ
17 phương pháp điều trị tay chân miệng tự nhiên
Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng Subạc?
Inforgraphics: Khi nào điều trị tay chân miệng tại nhà?
Bí quyết giảm ngứa ngáy do bệnh tay chân miệng
Theo Bác sỹ KP Sanghvi - bác sỹ nhi khoa tại bệnh viện Jaslok ở Mumbai, Ấn Độ: "Bệnh tay chân miệng là bệnh khá phổ biến ở trẻ từ 1 - 5 tuổi. Tay chân miệng thường xảy ra trong thời điểm chuyển mùa và thường bùng phát mạnh nhất trong khoảng thời gian trẻ quay lại trường học".
Khi bị tay chân miệng, trong miệng của trẻ sẽ xuất hiện các vết loét. Đầu tiên, những vết loét này có kích thước bằng chiếc cúc áo nhỏ. Sau đó chúng nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn. Những nốt loét trong họng và miệng có thể gây khó uống và khó nuốt, dẫn đến mất nước.
Trẻ bị tay chân miệng thường bị loét miệng và mọc mụn nước ở tay, chân
Tay chân miệng lây lan như thế nào?
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi một số type enterovirus khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc nhóm enterovirus A. Những typep hay gặp nhất là coxsackievirus A16, A6, A10 và enterovirus 71.
Các virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách:
- Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp - gần giống đường lây của cảm cúm.
- Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân).
Người lớn có nguy cơ bị tay chân miệng không?
Nhiều người thường nghĩ rằng tay chân miệng là bệnh ở trẻ em. Nhưng trên thực tế bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở cả người lớn. Thậm chí bệnh tay chân miệng ở người lớn còn nguy hiểm hơn trẻ nhỏ bởi bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, có thể gây lầm tưởng mắc các bệnh khác. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường không rõ ràng, đa số là sốt và phát ban. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện từ 3 – 6 ngày kèm các cảm giác chán ăn, bồn chồn, đau họng…
Người lớn cũng có thể bị tay chân miệng
Phòng ngừa tay chân miệng như thế nào?
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây. Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh và lây lan bệnh là tránh tiếp xúc gần với người bệnh và:
- Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay tã cho trẻ, và trước khi chuẩn bị thức ăn.
- Khuyến khích trẻ bị bệnh rửa tay thường xuyên.
- Tránh dùng chung vật dụng với người nhiễm bệnh.
- Đảm bảo các bề mặt làm việc luôn sạch sẽ.
Trẻ cần rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng chống bệnh tay chân miệng
- Giặt chăn ga gối hoặc quần áo có thể dính nước bọt, dịch từ mụn nước hoặc phân bằng nước nóng.
- Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học để tránh lây bệnh cho các bạn.
Tay chân miệng được điều trị như thế nào?
Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên các vết loét ở miệng, ban đỏ và mụn nước ở tay chân có thể giảm trong vòng 3 - 7 ngày. Các biến chứng do tay chân miệng như viêm màng não do virus, viêm phổi, mất nước... rất hiếm khi xảy ra. Khi bị tay chân miệng, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh:
- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa; Tránh những đồ uống có tính acid).
Nên khuyến khích trẻ uống thêm nước khi bị tay chân miệng
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền, cháo và súp, vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn.
- Dùng thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sỹ.
Có thể bị tay chân miệng nhiều lần không?
Không giống như thủy đậu, trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu tiếp xúc lại với virus. Bởi có nhiều chủng virus gây ra bệnh này.
Bình luận của bạn