Trẻ bị tay chân miệng rất dễ bị mất nước
Những cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng
5 điều cần biết về bệnh tay chân miệng
17 phương pháp điều trị tay chân miệng tự nhiên
Inforgraphics: Khi nào điều trị tay chân miệng tại nhà?
Bệnh tay chân miệng là do virus gây ra. Nếu bé có vết loét giống như vết loang trên bàn tay và bàn chân, cả bên trong miệng, đó có thể là bệnh tay chân miệng. Các vết loét có thể lan ra mu bàn chân, mông và bộ phận sinh dục.
Những vết loét có thể rất đau. Bé có thể không muốn uống hay ăn, và cảm thấy không khỏe. Bé cũng có thể bị đau họng, sốt nhẹ trong 1 hoặc 2 ngày, và bỏ ăn.
Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bạn có thể cho bé dùng paracetamol hoặc ibuprofen để làm giảm đau và hạ sốt. Nếu bé được trên 2 tháng tuổi, chào đời sau 37 tuần nằm trong bụng mẹ và đã nặng hơn 4kg, bé có thể dùng được paracetamol. Nếu bé được trên 3 tháng tuổi, nặng ít nhất 5kg, bé có thể dùng được ibuprofen. Nếu bạn không chắc chắn, hãy hỏi bác sỹ hoặc dược dỹ về loại thuốc và liều lượng phù hợp với con bạn.
Bạn cũng có thể thử chà xát kem đánh răng trẻ em lên lợi, lưỡi và má của bé. Nếu bé bị đau, hãy cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức từng chút một, nhưng nhớ cho bé bú thường xuyên hơn. Nếu bé ăn sữa bột, bé có thể cần uống nước, nhưng bạn nhớ đun sôi và để nguội nước rồi hãy cho bé uống.
Đưa bé đi khám lại ngay, nếu:
- Bé dưới 3 tháng bị sốt cao trên 38 độ C;
- Bé từ 3 - 6 tháng bị sốt cao trên 39 độ C;
- Các triệu chứng của bé không cải thiện sau 2 ngày.
Bác sỹ có thể cần phải kiểm tra xem vết loét của bé có bị nhiễm trùng thứ phát hay không. Bạn cũng nên đưa bé đi khám nếu bé có vẻ như bị mất nước. Tã của bé ít ướt hơn bình thường, da khô, bé có vẻ thờ ơ... là những dấu hiệu cho thấy bé bị mất nước.
Trẻ bị bệnh tay chân miệng phải mất khoảng 3 - 5 ngày mới cảm thấy tốt hơn, và khoảng 1 tuần để các vết loét biến mất. Hãy để bé ở nhà cho đến khi những vết loét khô lại.
Bệnh tay chân miệng là bệnh dễ lây lan, vì vậy hãy rửa tay cho bé bằng xà phòng và nước ấm thường xuyên.
Khi bé hồi phục, bé sẽ miễn nhiễm với chứng bệnh tay chân miệng mà bé vừa mắc. Tuy nhiên, không may là có nhiều chủng bệnh tay chân miệng. Vì vậy, bé có thể bị mắc tay chân miệng một lần nữa.
Bình luận của bạn