Quan hệ tình dục sau nhồi máu cơ tim có an toàn không?
Đàn ông nước nào làm "chuyện ấy" ít nhất?
Mãn kinh thì “yêu” thả ga chẳng sợ có bầu?
Âm đạo khô rát: Tìm hiểu mà trị ngay đi kẻo viêm nhiễm!
Không muốn quan hệ dù rất yêu chồng
TS.BS Anthony Komaroff – Giáo sư y khoa tại Đại học Y Harvard (Mỹ):
Câu hỏi của bạn cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Quan hệ tình dục là một hoạt động gắng sức đòi hỏi tim phải làm việc tích cực hơn. Đã từng bị nhồi máu cơ tim đồng nghĩa với trái tim ít nhiều bị tổn thương, vì thế, phải làm việc quá tích cực có thể khiến trái tim đổ bệnh.
Nhiều người lo sợ mình sẽ bị một cơn nhồi máu cơ tim khác "tấn công", và đột tử khi đang quan hệ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tim mạch tại Đại học Y Harvard (Boston, Mỹ), mối lo ngại này hoàn toàn không có cơ sở. Chỉ có chưa đầy 1% số trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra khi đang làm "chuyện ấy". Đối với những nam giới đã từng bị nhồi máu cơ tim, nguy cơ gặp cơn nhồi máu tiếp theo khi đang quan hệ còn thấp hơn nữa.
Tương tự, khả năng đột tử do nhồi máu cơ tim khi đang "giao ban" cực kỳ thấp. Tuy nhiên, theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, việc quan hệ tình dục ngoài hôn nhân (ngoại tình) lại làm tăng nguy cơ này. Điều này có thể là do các quý ông thường chọn "bồ nhí" là những cô nàng trẻ tuổi và "ăn vụng" trong khung cảnh không quen thuộc, kèm theo tâm trạng lo lắng bị vợ "bắt quả tang", khiến não sản sinh ra nhiều hormone adrenaline buộc trái tim phải làm việc vất vả hơn.
Nếu bạn từng làm phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc nong mạch vành, bác sỹ sẽ cho bạn biết khi nào có thể sinh hoạt tình dục trở lại. Thông thường, nếu làm nong mạch vành, bạn phải đợi đến khi vết thương lành hẳn; Nếu làm phẫu thuật bắc cầu động mạch, bạn phải chờ khoảng 6 - 8 tuần cho đến khi xương ức lành lặn.
Bên cạnh đó, bạn cần tập thể dục thường xuyên theo hướng dẫn của bác sỹ để trái tim nhanh hồi phục.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
TS.BS. Komaroff là bác sỹ cao cấp tại Bệnh viện Brigham & Women’s (Boston, Anh). Ông đồng thời là nhà biên tập của cuốn sách được bán chạy nhất có tựa “Harvard Medical School Family Health Guide” (Tạm dịch: Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe gia đình của Đại học Y Harvard).
Hiện tại, TS.BS. Komaroff tham gia tư vấn về bệnh, dược phẩm và thực phẩm chức năng trên các website của Đại học Harvard dưới tên “Doctor K”.
Bình luận của bạn