Hướng dẫn chăm sóc F0 là người cao tuổi tại nhà

Cán bộ y tế đến kiểm tra, chăm sóc F0 tại nhà - Ảnh: Anh Tú

Hải Dương tìm người liên quan đến ca F0, TP. Cần Thơ giảm mức độ giãn cách

Thái Bình tạm dừng nới lỏng, Đồng Nai lên phương án cách ly F0 tại nhà

5 cách giúp cải thiện nồng độ oxy trong máu tại nhà

Bộ Y tế kêu gọi F0 khỏi bệnh góp sức chống dịch COVID-19 ở TP.HCM

Với mục tiêu cung cấp thêm kiến thức chăm sóc F0 điều trị tại nhà, đặc biệt là người cao tuổi, BS. Hoàng Thị Bạch Dương, Giám đốc Công ty TNHH Chăm sóc giảm nhẹ Chân trời mới, Giám đốc Trung tâm Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Hà Nội đã chỉ ra các lưu ý và hướng dẫn cụ thể để F0 và người chăm sóc có thể dễ dàng thực hiện trong quá trình cách ly tại nhà.

Chuẩn bị khu vực cách ly

- Cần chuẩn bị cho F0 một phòng cách ly riêng.

- Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu bao gồm:

+ Găng tay, khẩu trang y tế, nhiệt kế, dung dịch sát khuẩn.

+ Máy đo huyết áp, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay (Sp02).

+ Thùng đựng chất thải lây nhiễm có nắp đậy và các túi nilon màu vàng để lót bên trong thùng.

+ Dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm: Bàn chải răng; Khăn tắm; Khăn mặt; Chậu tắm, giặt; Bộ đồ dùng ăn uống; Xà phòng (tắm, giặt); Dụng cụ phơi, sấy trang phục cá nhân.

+ Các thuốc đang sử dụng hàng ngày để điều trị bệnh mạn tính như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, gout… với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày.

+ Các thuốc và đơn thuốc (toa) của bác sỹ đối với người nhiễm (nếu có).

Hướng dẫn chăm sóc F0 là người cao tuổi tại nhà

Một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng giúp người bệnh vượt qua bệnh tật. Chính vì vậy, nên ăn đủ số lượng, đa dạng thực phẩm đảm bảo nhu cầu theo từng nhóm tuổi bao gồm chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất xơ... và uống đủ nước. Hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, mỳ tôm. Do yếu tố tinh thần và dấu hiệu của nhiễm COVID-19 mà người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon vì vậy cần ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa/ngày), tránh bỏ bữa. Ưu tiên thức ăn nhẹ, mềm dễ nuốt như cháo, súp… đảm bảm 1700-1900 kcal/ngày.

Bên cạnh việc việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, F0 điều trị tại nhà cần phải tập luyện các bài tập tăng cường chức năng hô hấp. Việc vận động trong thời gian F0 cách ly tại nhà giúp giãn nở lồng ngực, tăng không khí ra vào phổi, hô hấp tốt hơn, tăng cường khả năng vận động và các cơ tham gia hô hấp, ngăn chặn suy giảm thể chất, cải thiện tinh thần.

Bài tập vận động tại giường cho bệnh nhân F0 điều trị tại nhà 

Trong đó, các bài tập gồm tập thở, vận động tại giường, giãn cơ, thể lực tăng sức bền. Lưu ý, trong quá trình tập luyện, nếu cảm thấy mệt, khó thở hay đau ngực, F0 cần dừng tập ngay và theo dõi cơ thể. Nếu các tình trạng này vẫn tiếp tục tăng ngay cả khi đã nghỉ ngơi, bệnh nhân phải báo ngay cho nhân viên y tế để được theo dõi kịp thời.

Ngoài ra, người bệnh nên ngủ đủ giấc (7-8h/ngày), không lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá. Đặc biệt, giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ về những điều tích cực, tránh lo lắng thái quá.

Người chăm sóc F0 cần lưu ý gì?

- Thường xuyên trấn an tinh thần người bệnh.

- Tuân thủ nguyên tắc 5K: Giữ khoảng cách với người bệnh ít nhất 1m, không đưa tay lên mặt…

- Nhắc nhở hoặc hỗ trợ vệ sinh các dụng cụ, công cụ  sử dụng hàng ngày của người cao tuổi như: Gậy, xe lăn (nếu có), điện thoại…

- Trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng như khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 - nồng độ ô xy trong máu tại nhà) thì gọi ngay tổng đài “115” hoặc số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh quận, huyện để được cấp cứu kịp thời./

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội