5 cách giúp cải thiện nồng độ oxy trong máu tại nhà

Giảm chỉ số SpO2 là một trong những triệu chứng nguy hiểm của COVID-19

Bộ Y tế yêu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 đúng độ tuổi

TP.HCM: Thí điểm "thẻ xanh COVID-19" tại 5 đơn vị

Phải làm gì khi bị thay đổi vị giác và khứu giác sau mắc COVID-19?

Bình Dương triển khai lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới

Với người bình thường, chỉ số SpO2 thường dao động trong khoảng từ 95 - 100%. Chỉ số SpO2 thấp hơn 95% là dấu hiệu cảnh báo tình trạng máu thiếu oxy, có thể gây ra nhiều vấn đề về hô hấp ở người bệnh COVID-19, thậm chí đe dọa tới tính mạng.

Do đó, người bệnh F0 đang điều trị tại nhà cần chủ động theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên. Bạn cũng nên chú ý tới các triệu chứng cảnh báo nồng độ oxy trong máu giảm (như khó thở, đau đầu, chóng mặt, khó chịu, bồn chồn, nhịp tim không đều, đau ngực, tăng huyết áp…) để nhanh chóng thông báo với đội ngũ y tế, có phương án xử lý kịp thời.

Dưới đây là một vài cách bạn có thể thực hiện tại nhà để cải thiện nồng độ oxy trong máu:

Nằm sấp là cách đơn giản nhất để cải thiện nồng độ oxy trong máu tạm thời

Nằm nghỉ ở tư thế nằm sấp

Nằm sấp là cách tốt nhất để cải thiện nồng độ oxy trong máu. Biện pháp này đã được khoa học chứng minh, cũng như được nhiều bác sỹ khuyên có thể áp dụng tại nhà. Theo đó, trong tình huống bị giảm chỉ số SpO2 đột ngột, trước tiên bạn có thể nằm nghỉ ở tư thế nằm sấp, dùng gối kê để nâng cao phần ngực. Bạn cũng có thể kê thêm gối dưới cổ và bụng để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bổ sung chất chống oxy hóa trong chế độ ăn

Các chất chống oxy hóa trong thực phẩm có thể giúp cơ thể sử dụng oxy hiệu quả hơn, từ đó giúp cải thiện nồng độ oxy trong máu. Một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt cho người bệnh COVID-19 bao gồm: Các loại quả mọng, rau củ, trái cây tươi…

Hít thở sâu và chậm

Thực hiện các bài tập hít thở sâu và chậm cũng có thể giúp tăng nồng độ oxy trong máu. Nguyên nhân là bởi việc hít thở sâu và chậm có thể giúp bạn hít vào nhiều không khí hơn, từ đó giúp cơ thể nhận được nhiều oxy hơn.

Uống đủ nước

Điều này giúp bổ sung nước cho phổi, từ đó giúp cải thiện khả năng cung cấp oxy, đào thải carbon dioxide. Do đó, uống đủ nước cũng giúp duy trì nồng độ SpO2 trong mức ổn định.

Thực hiện các bài tập thể dục nhịp điệu (aerobic) đơn giản tại nhà

Người bệnh F0 đang tự điều trị tại nhà nên cố gắng duy trì thói quen tập thể dục vừa sức, đều đặn để cải thiện nồng độ oxy trong máu. Theo đó, các bài tập thể dục nhịp điệu có thể giúp giảm các vấn đề về hô hấp, tăng nồng độ SpO2 một cách tự nhiên.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp