Toàn cảnh hội nghị đối thoại về đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” - Ảnh: Sức khỏe+
Phát huy sức trẻ của Công đoàn cơ sở Tạp chí Sức khỏe+
Chính thức ra mắt Chi bộ Tạp chí Sức khỏe+
Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội là 1 trong 4 đơn vị được Tổng LĐLĐ Việt Nam chọn để phối hợp triển khai hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc”. Sau khi được LĐLĐ thành phố Hà Nội đề nghị lựa chọn doanh nghiệp phù hợp, đáp ứng các điều kiện như: Có đông lao động nữ, thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách đối với lao động nữ, Thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp còn hiệu lực… để tổ chức hoạt động điểm, LĐLĐ quận Đống Đa đã quyết định lựa chọn Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC) để tổ chức.
Theo đó, sáng 16/9, buổi đối thoại về đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc đã được diễn ra tại Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế, khu công nghiệp Quang Minh 1, Mê Linh, Hà Nội. Tới dự có bà Trần Thu Phương - Phó trưởng ban Nữ Công Tổng LĐLĐ Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Bùi Thị Thanh Giang - Trưởng ban Nữ Công LĐLĐ thành phố Hà Nội và bà Lê Thị Kim Huệ - Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa; cùng đại diện của một số đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Mê Linh.
Tại buổi đối thoại, ông Hà Hồng Phúc - Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn Y dược Quốc tế, chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng và tự hào khi được LĐLĐ quân Đống Đa lựa chọn để Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại điểm về đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc. Chúng tôi luôn ý thức được rằng việc xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa chủ sử dụng lao động và người lao động là hết sức cần thiết và chỉ qua thông qua đối thoại thì các bên mới hiểu rõ được nhau, chia sẻ cùng nhau và tạo nên sự kết nối bền chặt hơn, cùng nhau xây dựng và phát triển doanh nghiệp”.
Là ngành đặc thù nên số lượng Đoàn viên công đoàn của IMC là nữ chiếm tới hơn 70%. Công ty cũng luôn có những chính sách, định hướng thể hiện sự quan tâm, chăm lo hay hỗ trợ, động viên tinh thần cho công đoàn viên nữ; luôn có những hỗ trợ về kinh phí, thời gian cho các hoạt động liên quan đến chị em như ngày 8/3, 20/10 hàng năm... Từ đó giúp người lao động nữ yên tâm về tư tưởng, thu nhập để tích cực hơn trong lao động sản xuất và rèn luyện, phát triển bản thân”.
Ông Phúc nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Công ty là quan tâm và tuân thủ việc thực hiện đúng pháp luật lao động. Nhiều quyền lợi cho người lao động đã được Công ty đáp ứng cao hơn quy định của luật, những nội dung đó được cụ thể hoá trong Thoả ước lao động tập thể và chính sách Công đoàn. Buổi đối thoại này sẽ là dịp để Công ty đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho lao động nữ, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống và gắn bó với Công ty, đồng hành cùng Công ty vượt qua mọi khó khăn và giúp Công ty phát triển bền vững.
Tại buổi đối thoại, qua quá trình lấy ý kiến từ người lao động, Công đoàn Công ty đã tổng hợp và đề xuất 5 nội dung chính gồm:
1. Đề xuất mức hỗ trợ cho người lao động nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi. Mức đề xuất hỗ trợ là 200.000 đồng/tháng/cháu.
2. Tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, kỹ năng mềm… cho lao động nữ 1 năm/lần.
3. Có chính sách hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế/Bảo hiểm xã hội 6 tháng cho lao động nữ có bệnh hiểm nghèo hoặc điều trị dài ngày phải nghỉ ở nhà.
4. Mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt cho lao động nữ để được tăng quyền lợi khám chữa bệnh. (Gói mua bảo hiểm theo chương trình của Bảo Việt).
5. Tổ chức khám một số chỉ tiêu chuyên sâu cho lao động nữ như: siêu âm tuyến giáp, tầm soát ung thư, khám và tư vấn tâm lý sau sinh hoặc nuôi con nhỏ.
Ban Chấp hành Công đoàn Công ty cũng đã đưa ra những căn cứ, lập luận để chứng minh cho sự cần thiết phải thực hiện những đề xuất trên và cho rằng nếu lãnh đạo Công ty đáp ứng được đề xuất này thì sự động viên là vô cùng lớn cho người lao động là nữ, giúp họ yên tâm và tập trung hơn vào công việc tại Công ty. Bên cạnh vấn đề sức khỏe và sự ổn định trong công việc, phía Công đoàn công ty cho rằng việc phát triển kỹ năng mềm, chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho chị em phụ nữ cũng là điều vô cùng cần thiết. Vấn đề chăm lo, hỗ trợ tài chính cho những trường hợp lao động nữ phải điều trị bệnh dài ngày, khó khăn về chi phí sinh hoạt gia đình và nuôi con nhỏ là điều cần nói tới bởi đó sẽ là sự động viên vô cùng to lớn và chắc chắn sẽ tạo được niềm tin, sự biết ơn và mong muốn gắn bó từ phía người lao động…
Những trao đổi, đối thoại thẳng thắn giữa Ban lãnh đạo và đại diện người lao động của IMC diễn ra cởi mở, dân chủ, đúng trình tự, nội dung theo quy định của pháp luật và quy chế dân chủ trước sự chứng kiến từ Lãnh đạo LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ thành phố Hà Nội và LĐLĐ quận Đống Đa. Đôi bên đã thống nhất các nội dung đối thoại và biện pháp thực hiện, cụ thể như sau:
1. Đề xuất mức hỗ trợ cho người lao động nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi. Mức đề xuất hỗ trợ là 100.000 đồng/tháng/cháu.
2. Tổ chức các lớp tập huấn về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, kỹ năng mềm… cho lao động nữ 1 năm/lần.
3. Có chính sách bố trí công việc hợp lý để hỗ trợ đóng Bảo hiểm y tế/Bảo hiểm xã hội 6 tháng cho lao động nữ có bệnh hiểm nghèo hoặc điều trị dài ngày phải nghỉ ở nhà.
4. Sẽ có cơ chế mua bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt cho lao động nữ có thời gian gắn bó với Công ty trên 5 năm tùy theo vị trí công việc để được tăng quyền lợi khám chữa bệnh. (Gói mua bảo hiểm theo chương trình của Bảo Việt).
5. Ngoài tổ chức khám chuyên khoa phụ sản định kỳ cho lao động nữ 1 năm/1 lần, khám một số chỉ tiêu chuyên sâu cho nữ như: Siêu âm tuyến giáp, tầm soát ung thư, khám và tư vấn sức khỏe tâm lý sau sinh hoặc nuôi con nhỏ như đánh giá mức độ stress, lo âu, trầm cảm, mất ngủ và các rối loạn tâm lý khác… theo kế hoạch hàng năm của Công ty và Ban Chấp hành Công đoàn.
Tại buổi đối thoại, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa Lê Thị Kim Huệ đã ghi nhận, đánh giá cao kết quả cuộc đối thoại; đồng thời nhấn mạnh, đây là hoạt động rất thiết thực nhằm thể hiện vai trò của Công đoàn trong công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động, nhất là lao động nữ. Bà Kim Huệ cho biết: “Với việc số lượng lao động nữ chiếm tới hơn 70%, chúng tôi đánh giá trong thời gian qua, IMC đã rất tích cực trong việc chăm lo công tác nữ công, triển khai sâu rộng, rõ nét các phong trào thi đua… Hội nghị này đã thể hiện được vai trò rất lớn của tổ chức Công đoàn IMC”.
Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa nhấn mạnh: “Việc tổ chức thành công hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” đã thể hiện rõ được mục đích, yêu cầu của Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai chỉ đạo. Đây sẽ là tiền đề để LĐLĐ quận tiếp tục triển khai, lan tỏa kết quả hội nghị ngày hôm nay đến các công đoàn cơ sở, đặc biệt là Trưởng ban Nữ công của các đơn vị. Chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác nữ công quận Đống Đa, phát huy mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”.
Bình luận của bạn