Khoai tây chiên chứa hàm lượng cao chất gây ung thư

Khoai tây chiên chứa hàm lượng cao chất gây ung thư

Bệnh nhân ung thư chia sẻ mẹo vặt tăng cường sức khoẻ

Gần 98% các bệnh ung thư phổi liên quan đến thuốc lá

Nam giới béo phì dễ mắc ung thư đại trực tràng

Dấu hiệu nhận biết các bệnh ung thư ở trẻ em cha mẹ phải biết

Cơ quan Y tế của Anh và châu Âu từ lâu đã nhận thức được mối quan tâm về hóa học và EFSA đã được yêu cầu thiết lập bộ phận xử lý vấn đề và rủi ro này.

Cơ quan đã đăng một bài báo tư vấn, trong đó cảnh báo: "EFSA đã khẳng định đánh giá trước đó, dựa trên nghiên cứu động vật, chất acrylamide trong thực phẩm có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư cho người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi”.

"Cà phê, các sản phẩm khoai tây chiên, bánh quy, bánh quy giòn và bánh mì giòn, bánh mì mềm và thực phẩm dành cho bé nhất định là những nguồn thực phẩm quan trọng có chứa chất acrylamide. Đặc biệt, dựa trên cơ sở trọng lượng cơ thể, trẻ em là nhóm tuổi bị nhiều nhất".

Tổ chức này cho rằng cần thiết phải thiết lập việc kiểm soát pháp lý mới cho ngành công nghiệp thực phẩm để giảm mức độ acrylamide tìm thấy trong các sản phẩm bán trong các nhà hàng và siêu thị. Các cơ quan giám sát cho biết, cũng nên ban hành hướng dẫn mới để giúp người nội trợ cắt giảm mức độ acrylamidet trong các bữa ăn tại nhà.

Các nhà sản xuất thực phẩm ở Anh đã bị áp lực phải thay đổi phương pháp chến biến và công thức nấu ăn của mình để giảm mức độ của acrylamide hình thành trong quá trình chế biến. Mặc dù vậy, hóa chất này vẫn tồn tại ở mức cao trong một số sản phẩm, đặc biệt khi rang và chiên.

Một nghiên cứu được công bố bởi Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA) năm ngoái cho thấy, tăng nồng độ hóa chất làm tăng nguy cơ ung thư đã được tìm thấy trong thực phẩm có thương hiệu lớn từ khoai tây chiên KFC, khoai tây chiên giòn, bánh quy gừng và thậm chí trong ngũ cốc ăn sáng khỏe mạnh.

"Acrylamide được đưa vào cơ thể qua con còn đường ăn uống và được hấp thu qua đường tiêu hóa, phân phối cho tất cả các cơ quan và chuyển hóa rộng rãi", người đứng đầu bộ phận rủi ro hóa chất của FSA, TS. Diane Benford cho biết. Còn "Glycidamide, một trong những chất chuyển hóa chính từ quá trình này, là nguyên nhân có khả năng nhất của đột biến gene và các khối u nhìn thấy trong các nghiên cứu động vật thực nghiệm".

Tuy nhiên, Tiến sỹ Benford cũng chỉ ra các bằng chứng về tác hại đối với con người cho đến nay vẫn còn hạn chế và không phù hợp tới việc tăng nguy cơ phát triển ung thư. Cơ quan đã đề nghị cần nghiên cứu thêm về mối liên quan đến con người. Đồng thời điều tra để đưa ra một hàm lượng tốt nhất của acrylamide trong thực phẩm nấu chín và ăn trong nhà.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin