Khủng khiếp "ngân hàng nội tạng" ở Nepal

Nepal, một trong những quốc gia buôn bán nội tạng kinh hoàng nhất thế giới

Châu Âu tăng cường chống buôn bán nội tạng người

Nỗi niềm bán nội tạng của doanh nhân

Phát hiện nội tạng bẩn chất đầy xe tải

Bệnh viện ở Trung Quốc bị tố cáo đánh cắp nội tạng bệnh nhân

Lần đầu tiên nuôi cấy nội tạng trong cơ thể sống

Thủ đô Kathmandu, Nepal được coi là “thủ phủ” cho hoạt động buôn bán nội tạng của thị trường chợ đen. Ngày càng có nhiều người đi ăn xin để chạy thận nhân tạo vì họ đã bán đi hoặc bị lừa bán quả thận của mình.

Buôn bán nội tạng là một hoạt động bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đa số các giao dịch nội tạng này đều nằm ở thị trường chợ đen.

Báo cáo của Tổ chức Global Financial Integrity (GFI) cho biết, hơn 7.000 quả thận đã bị khai thác bất hợp pháp và doanh thu từ hoạt động buôn bán nội tạng đạt khoảng 514 triệu USD đến 1 tỷ USD mỗi năm.

"Ngân hàng thận" của Nepal

Kavre, một huyện nhỏ nằm cạnh thủ đô Kathmandu trong vòng 20 năm trở lại đây được mệnh danh là "ngân hàng thận" của Nepal. Các hoạt động buôn bán và lừa đảo nội tạng đã khiến cho hàng ngàn người bị suy thận và bệnh tật phải phân tán đi ăn xin khắp cả nước, các nhà hoạt động xã hội của Nepal cho biết. 

Sau khi bị lừa lấy thận, những người đàn ông khoẻ mạnh này đã mắc bệnh tật, phải đi ăn xin để kiếm sống

Chủ yếu những người bị lừa bán thận là người nghèo, thất học, không có điều kiện kinh tế và dễ dàng "vào tròng" của những kẻ lừa đảo nội tạng chuyên nghiệp. Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, hơn 300 người ở huyện này đã bị "móc mất" thận với giá rẻ mạt.

Nawaraj Pariyar là một trong số những nạn nhân này. Anh chàng được cấp trên của mình đề nghị bán một "miếng thịt" để ghép cho người khác với giá 30 Rupi (khoảng 30.000 USD). Tên này đảm bảo với Pariyar rằng thịt sẽ sinh sôi trở lại và hoàn toàn an toàn.

Pariyar được đưa sang Ấn Độ với một cái tên giả và bị lấy mất thận trong lúc anh đang hôn mê.

Không chỉ bị lừa bán thận, số tiền anh nhận được cũng không bằng 1% của số 30.000 USD mà những kẻ buôn thận đã hứa hẹn.

Ông Rajendra Ghimire, một luật sư nhân quyền và đồng thời là giám đốc của FPPR, tuyên bố: “Những kỳ thị xã hội và các mối đe dọa từ những kẻ buôn bán nội tạng khiến cho nạn nhân không dám tiết lộ bản thân họ”. Các nhà hoạt động xã hội khẳng định, con số 300 người đã được báo cáo nhỉ là phần nổi của tảng băng trôi này.

Khó khăn trong việc kiểm soát

Những kẻ buôn thận khôn khéo không bao giờ tự làm việc một mình. Chúng sẽ phân công người tiếp cận nạn nhân, người tạo hồ sơ giả... thành một bộ máy hoàn chỉnh. 

Cảnh sát Nepal đã bắt giữ nhiều tên tội phạm buôn bán nội tạng nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện

Mặc dù Nepal cũng có thể thực hiện được các ca ghép nhưng những người dân Nepal lại thích sang Ấn Độ hơn. TS. Rishi Kumar Kafle - Giám đốc Trung tâm Thận Quốc gia Nepal (NKC) cho biết: "Họ muốn các dịch vụ tốt hơn, họ muốn các bác sỹ tay nghề cao ở Ấn Độ. Đó là lý do tại sao họ đi đến các bệnh viện ở Ấn Độ để ghép thận". Đây là nguyên nhân khiến cho tình hình ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn.

Mặc dù Chính phủ Nepal đã có nhiều biện pháp thắt chặt hơn nữa các quy định về buôn bán nội tạng, cảnh sát Nepal đang cố gắng triệt phá các đường dây này nhưng các hoạt động buôn bán ngầm vẫn diễn ra. Phó Thanh tra Dipendra Chand cho biết: "Nếu chúng tôi thiết lập an ninh tại một huyện, những kẻ buôn người sẽ dễ dàng sang nơi khác để lừa đảo".

Các bệnh viện ở Ấn Độ đã chấp nhận các hồ sơ chính thức từ Nepal nhưng bất kỳ tên tội phạm nào cũng có thể làm ra hàng ngàn cái hồ sơ giả mạo để có thể thông qua.

Tiểu Bắc H+ (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn