Dông lốc kinh hoàng vô tình tố vụ chặt cây Hà Nội

Cây còn nguyên lưới bọc bầu vẫn được trồng xuống rất nông

Cơn dông kinh hoàng ở Hà Nội mạnh tương đương bão cấp 8 - 9

1 người chết, 120 cây xanh bật gốc trong trận mưa dông tại Hà Nội

Cuồng phong ở Hà Nội: Nhiều người nhập viện do cây xanh, biển quảng cáo đổ trúng

Hà Nội: Cây xanh, cột điện đổ ngổn ngang sau trận mưa dông dữ dội

Cơn dông lốc tại Hà Nội chiều ngày 13/6 đã làm hai người đã tử vong, 10 người bị thương do cây đổ đè trúng.

Trong số các cây bị đổ có rất nhiều cây vừa mới được trồng trong dự án mà người dân vẫn quen gọi là chiến dịch chặt, thay thế cây xanh ở Hà Nội.

Khi các cây này bị bật gốc nhiều người không khỏi bất ngờ và bàng hoàng về sự tắc trách của những người làm nhiệm vụ thay thế cây xanh.

Cụ thể, các cây được trồng mới tại khu vực đường Nguyễn Trãi đoạn qua trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Thanh Xuân, Hà Nội) bị bật gốc hàng loạt.

Các cây bị bật gốc này vẫn còn nguyên lưới bọc chặt bầu và rễ.

Nhiều người đi qua ngao ngán bởi khi trồng cây phải mở lưới trước khi cho đất vào, khi thực hiện công đoạn này xong, tiến hành chống cừ cây trước khi tháo móc cẩu.

Rất nhiều cây không bóc lưới bọc bầu

Bác Côn (60 tuổi) có cây mới trồng trước cửa nhà cho biết: “Trồng cây nông thế này, đổ là phải rồi, cái lưới để bọc bầu đúng ra phải tháo ra thì lại không tháo, rễ cây mọc thế nào được, cây chết nhiều là phải”.

Đến sáng nay thì không hiểu ai đã xé các lưới bọc quanh bầu cây ra

“Cơn dông hôm qua, nhìn các cây này đu đưa đến là sợ, lúc cây bật gốc lên vẫn còn nguyên cả lưới bọc xung quanh bầu, đến sáng nay thì không biết ai đã xé lưới ra. Theo tôi việc không xé lưới bọc bầu là hoàn toàn sai, không chấp nhận được, rễ không mọc được nên cây dễ đổ, chẳng may có ai bị cây đổ đè vào thì có khác nào ngộ sát”, anh Định (36 tuổi), làm nghề ngay trước cổng trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ.

Rất nhiều vụ việc bị phát hiện sau khi các tai nạn xảy ra

Trước đó, dư luận từng xôn xao trước nhiều sự kiện “bê tông lõi tre”. Nhiều ô tô vô tình đâm phải cột mốc lộ giới hay nắp mương, thì mới phát hiện ra sai phạm. Các cột mốc lộ giới hay nắp mương được làm bằng “bê tông cốt tre” chứ không phải là cốt sắt.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn