"Định" tội danh vụ chặt cây xanh ở Hà Nội

Vụ chặt cây xanh ở Hà Nội có thể khởi tố hình sự 4 tội danh?

Sở Xây dựng lúng túng khi trả lời các câu hỏi về chặt cây xanh

Vụ chặt hạ 6.700 cây xanh: Chủ trương đúng nhưng cách làm còn nóng vội

670 nghìn đồng chỉ đủ đánh mã số cây?

Chặt hạ 6.700 cây xanh ở Hà Nội: "Xác" cây đang ở đâu?

Vì sao thành phố cần cây xanh?

"Sát hại" cây xanh là hủy hoại sức khỏe và làm mất cân bằng hệ sinh thái

Liên quan đến vụ việc chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội, phóng viên của Healthplus đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Cao (Văn phòng Luật sư FDVN).

Chỉ có 3 loại cây được chặt phá không cần xin phép

PV: Hiện nay, dư luận cho rằng, việc triển khai Đề án chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn Hà Nội trong thời gian vừa qua là không phù hợp. Ở góc độ pháp lý, ông nhìn nhận sự việc này như thế nào, chính quyền Hà Nội đã vi phạm các quy định nào của pháp luật?

Luật sư Lê Cao: Xét ở khía cạnh pháp lý, việc chặt hàng loạt cây xanh để thay mới như cách mà chính quyền Hà Nội thực hiện trong thời gian qua là trái luật.

Luật sư Lê Cao (Văn phòng Luật sư FDVN)

Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP về Quản lý cây xanh đô thị đã ghi rõ là chỉ được chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các trường hợp: "Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn; Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình".

Tuy nhiên, với kiểu thay cây đã làm ở Hà Nội thì không dựa vào cơ sở, điều kiện pháp lý nào để thực hiện. Luật Thủ đô cũng tại Điều 14 nghiêm cấm việc chặt phá cây xanh. Luật Bảo vệ môi trường 2014 cũng cấm các hành vi làm trái quy định về quản lý môi trường.

Hậu quả của đề án thay thế cây xanh này là rất lớn! Sẽ phải mất rất nhiều thời gian các cây được trồng thay thế mới lớn lên. Thêm vào đó, chi phí cho hoạt động chặt phá, chi phí trồng mới, chi phí san lấp, chỉnh trang lại đường, vỉa hè... cả một núi tiền của người dân đóng thuế! 

PV: Dư luận cho rằng, cơ quan chức năng cần khởi tố vụ án hình sự để làm rõ những vi phạm và trách nhiệm của tập thể cũng như cá nhân. Vậy vụ chặt hạ cây xanh này có dấu hiệu hình sự không?

Luật sư Lê Cao: Có thể thấy rằng, hậu quả của đề án thay thế cây xanh này là rất lớn. Không những bộ mặt, hình ảnh một thành phố xanh - sạch - đẹp bị hủy hoại, môi trường bị tác động xấu ảnh hưởng tới sức khỏe người dân đô thị, mất cân bằng hệ sinh thái mà còn gây thiệt hại cả về kinh tế.

Sẽ phải mất rất nhiều thời gian các cây được trồng thay thế mới lớn lên. Thêm vào đó, chi phí cho hoạt động chặt phá, chi phí trồng mới, chi phí san lấp, chỉnh trang lại đường, vỉa hè... cả một núi tiền của người dân đóng thuế! Như vậy, các hành vi trái luật gây hậu quả lớn, theo tôi cần phải xem xét trách nhiệm hình sự.

Có thể khởi tố hình sự 4 tội danh?

PV: Nếu xử lý trách nhiệm hình sự thì có thể căn cứ vào các quy định cụ thể nào, thưa luật sư?

Luật sư Lê Cao: Việc truy cứu trách nhiệm hình sự phải dựa trên các dấu hiệu của hành vi trái luật cụ thể, của từng cá nhân cụ thể, trách nhiệm hình sự được cá thể hóa chứ không áp cho một tổ chức chính quyền chung chung.

Người có trách nhiệm trong vụ việc này mà vì thiếu trách nhiệm, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây ra các hậu quả nghiêm trọng, thì có thể xem xét khởi tố theo Điều 285 Bộ luật hình sự về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Trong vụ việc này, cây cối là tài sản của Nhà nước, tài sản từ tiền thuế của dân nên có thể xem xét ở các tội danh khác liên quan đến chuyện có hành vi "Chiếm đoạt tài sản". Có thể xem xét đến các hành vi về người có nhiệm vụ quản lý cây xanh mà để hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước từ 50 triệu đồng trở lên thì có dấu hiệu phạm tội "Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước" theo Điều 144 Bộ luật hình sự.

Cậy bị chặt trên đường Nguyễn Chí Thanh - con đường từng được bình chọn đẹp nhất Việt Nam (Ảnh: Nguyễn Hiệp H+)

Trên đây là các hành vi có yếu tố "thiếu trách nhiệm", còn những hành vi có tính chất cố ý, thì cũng cần xem xét, làm rõ. Từ đó có cơ sở xem xét ở các tội danh khác. Cụ thể, cơ quan chức năng làm rõ người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, người đó lại có trách nhiệm quản lý (chẳng hạn như nhân việc chặn cây để chiếm đoạt gỗ đem bán lấy tiền riêng) thì có thể xem xét xem là có phạm tội "Tham ô tài sản".

Còn nếu vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây ra các thiệt hại như chúng ta đã thấy thì có thể xem xét dấu hiệu của tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Đối với người vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhận khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại qua vụ việc chặt cây này thì có thể phạm tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ. 

PV: Ai là người phải chịu trách nhiệm trong việc chặt hạ cây xanh vừa qua tại Hà Nội?

Đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng, thiệt hại lớn. Do đó, cần làm rõ những sai phạm ở khía cạnh hình sự.

Luật sư Lê Cao: Trong vụ việc này, trách nhiệm không chỉ dừng lại ở đơn vị quản lý cây xanh, không chỉ là những trưởng phòng này, phó phòng kia ở những cơ quan cấp dưới nhỏ lẻ. 

Theo tôi, ở khía cạnh quản lý hành chính Nhà nước, UBND thành phố Hà Nội, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội  - cơ quan chỉ đạo phải có trách nhiệm với những thiệt hại trong việc này.

Bãi tập kết cây trong Đề án chặt hạt, thay thế 6.700 cây xanh ở Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (Ảnh: Thanh Hà H+)

PV: UBND thành phố Hà Nội cho rằng Hà Nội không thông tin đầy đủ, thực hiện việc chặt cây ồ ạt khiến dư luận bất bình, ông đánh giá như thế nào? 

Luật sư Lê Cao: Trong nhiều trường hợp, dư luận bất bình vì cơ quan Nhà nước chưa minh bạch trong cung cấp thông tin liên quan. Lý do thay thế cây đã được nhiều chuyên gia về môi trường, đô thị chỉ ra là không thể chấp nhận được. 

Tại sao chính quyền Hà Nội lại tạo ra một chiến dịch triệt hạ cây không theo một cơ sở khoa học, pháp lý nào như thế?

PV: Hiện nay, có thông tin cho rằng những cây được trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây vàng tâm như Sở Xây dựng đã công bố. Ông nghĩ sao nếu điều này là sự thật? Nếu cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra và khẳng định đó không phải là cây vàng tâm thì những người liên quan trực tiếp có phải chịu trách nhiệm hình sự không hay đó chỉ là vi phạm hành chính ?

Như chúng tôi đã nói ở trên, trong một vụ việc lớn như thế này cần làm rõ từng vấn đề để có thể xác định các hành vi vi phạm. Nếu có vụ lợi, trục lợi ăn chia gì đó trong câu chuyện tráo đổi, thay thế loại cây mới trồng thì cũng phải xem xét thật rõ. Tôi nghĩ là là Bộ luật Hình sự, các văn bản pháp luật của chúng ta đủ để có các chế tài với những người vi phạm nếu có.

Xin cảm ơn Luật sư!
Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn