Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định tổ chức khám sàng lọc khiếm thính cho khoảng 11.000 trẻ em mầm non của một số trường trên địa bàn thành phố Nam Định và huyện Ý Yên từ ngày 28/3, nhằm phát hiện, tư vấn điều trị miễn phí, kịp thời cho các cháu mắc bệnh.
Hướng dẫn trẻ khiếm thính chơi trò chơi phát triển âm vọng.
Tất cả trẻ ở 27 trường mầm non tại Nam Định được khám sàng lọc đợt này, trong đó, thành phố Nam Định có 12 trường thuộc 12 phường và huyện Ý Yên có 15 trường thuộc 14 xã.
Đội ngũ y sỹ, bác sỹ sẽ đưa các trang thiết bị tới khám trực tiếp tại từng trường.
Theo bác sỹ Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa tai mũi họng Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó tỷ lệ trẻ có nguy cơ bị khiếm thính bẩm sinh là 5/1.000, tương đương khoảng 7.000 trẻ mỗi năm.
Bị khiếm thính ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ, trẻ nghe kém không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không giao tiếp được, không học được từ những âm thanh xung quanh, dẫn đến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và gặp khó khăn trong cuộc sống, trầm trọng hơn có thể trở thành tàn tật vĩnh viễn.
Hiện nay có hai nhóm giải pháp chính can thiệp cho người bị nghe kém bao gồm thiết bị trợ thính và phục hồi ngôn ngữ.
Cho tới thời điểm này, các biện pháp phục hồi ngôn ngữ, đặc biệt cho trẻ em là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Đây là phương pháp dễ sử dụng, hiệu quả cao và có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều người bị nghe kém trong cộng đồng.
Tùy từng điều kiện, mức độ, độ tuổi của trẻ bị nghe kém mà các biện pháp sẽ được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Hướng dẫn trẻ khiếm thính chơi trò chơi phát triển âm vọng.
Tất cả trẻ ở 27 trường mầm non tại Nam Định được khám sàng lọc đợt này, trong đó, thành phố Nam Định có 12 trường thuộc 12 phường và huyện Ý Yên có 15 trường thuộc 14 xã.
Đội ngũ y sỹ, bác sỹ sẽ đưa các trang thiết bị tới khám trực tiếp tại từng trường.
Theo bác sỹ Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa tai mũi họng Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,7 triệu trẻ em được sinh ra, trong đó tỷ lệ trẻ có nguy cơ bị khiếm thính bẩm sinh là 5/1.000, tương đương khoảng 7.000 trẻ mỗi năm.
Bị khiếm thính ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của trẻ, trẻ nghe kém không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không giao tiếp được, không học được từ những âm thanh xung quanh, dẫn đến trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ và gặp khó khăn trong cuộc sống, trầm trọng hơn có thể trở thành tàn tật vĩnh viễn.
Hiện nay có hai nhóm giải pháp chính can thiệp cho người bị nghe kém bao gồm thiết bị trợ thính và phục hồi ngôn ngữ.
Cho tới thời điểm này, các biện pháp phục hồi ngôn ngữ, đặc biệt cho trẻ em là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Đây là phương pháp dễ sử dụng, hiệu quả cao và có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều người bị nghe kém trong cộng đồng.
Tùy từng điều kiện, mức độ, độ tuổi của trẻ bị nghe kém mà các biện pháp sẽ được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để đạt được hiệu quả cao nhất.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn