Phát biểu tại Hội nghị khoa học và đào tạo y khoa liên tục bệnh hô hấp hưởng ứng ngày Hen phế quản
(COPD) toàn cầu diễn ra sáng 9/11 tại Hà Nội, bà Xuyên cho hay, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen
phế quản là hai bệnh lý hô hấp không lây nhiễm thường gặp nhất. Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong
chẩn đoán cũng như điều trị, tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong của hai bệnh này vẫn tiếp tục gia
tăng.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Việt Nam còn đặt mục tiêu nâng cao hiểu biết người dân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Trước thực trạng đáng lo ngại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ đưa nội dung phòng chống hai bệnh trên vào chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011, 2012 và giai đoạn 2013-2015.
"Bước sang năm thứ ba thực hiện dự án, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban điều hành dự án tại 25 tỉnh thành phố đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Dự án đã tiến hành khám sàng lọc cho trên 100.000 người, từ đó phát hiện hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh này đưa vào quản lý," vị Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh cho hay, ngày hen phế quản năm nay Tổ chức sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với thông điệp: "Vẫn chưa phải là quá muộn" nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh này.
Hưởng ứng ngày này, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành tổ chức các hoạt động hưởng ứng như: khám sàng lọc phát hiện bệnh miễn phí cho người dân, truyền thông trên đường phố, hội nghị khoa học và các khóa đào tạo chuyên sâu cho các bác sỹ chuyên khoa hô hấp…
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự sẽ được nghe các báo cáo viên, các chuyên gia đầu ngành về hô hấp của trong và ngoài nước trình bày về các công trình nghiên cứu khoa học, các mô hình can thiệp tại cộng đồng có liên quan đến dụ phòng và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hiện nay, theo thống kê ước tính trên thế giới có khoảng 600 triệu bệnh
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Trong đó, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hai bệnh này
vào khoảng 6-10% dân số, với chi phí tiêu tốn hàng chục nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Việt Nam còn đặt mục tiêu nâng cao hiểu biết người dân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản
Trước thực trạng đáng lo ngại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, Bộ Y tế tham mưu cho Chính phủ đưa nội dung phòng chống hai bệnh trên vào chương trình mục tiêu quốc gia năm 2011, 2012 và giai đoạn 2013-2015.
"Bước sang năm thứ ba thực hiện dự án, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Ban điều hành dự án tại 25 tỉnh thành phố đã có nhiều nỗ lực và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Dự án đã tiến hành khám sàng lọc cho trên 100.000 người, từ đó phát hiện hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh này đưa vào quản lý," vị Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh cho hay, ngày hen phế quản năm nay Tổ chức sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính với thông điệp: "Vẫn chưa phải là quá muộn" nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về bệnh này.
Hưởng ứng ngày này, Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành tổ chức các hoạt động hưởng ứng như: khám sàng lọc phát hiện bệnh miễn phí cho người dân, truyền thông trên đường phố, hội nghị khoa học và các khóa đào tạo chuyên sâu cho các bác sỹ chuyên khoa hô hấp…
Tại hội nghị, các đại biểu tham dự sẽ được nghe các báo cáo viên, các chuyên gia đầu ngành về hô hấp của trong và ngoài nước trình bày về các công trình nghiên cứu khoa học, các mô hình can thiệp tại cộng đồng có liên quan đến dụ phòng và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn