Bé gái đầu tiên ở châu Á sinh ra bằng phương pháp ghép mô buồng trứng
3 loại nấm giúp ngăn chặn lão hóa, kéo dài tuổi trẻ
Hàn Quốc 8 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới MERS-CoV
Tùng Dương hát như “lên đồng” tại festival Jazz châu Á
Bệnh viện Tim Hà Nội trở thành bệnh viện hạt nhân
Các loại thuốc trong điều trị hóa trị ung thư sẽ khiến cho buồng trứng của người phụ nữ không thể hoạt động hoặc tốn rất nhiều thời gian để phục hồi, dẫn đến tình trạng vô sinh. Thông thường, những người phụ nữ này sẽ bước vào thời kỳ mãn kinh sớm và bị vô sinh vĩnh viễn.
Một kỹ thuật mới là phương pháp "cứu nguy" cho những trường hợp vô sinh như vậy đã được thực hiện thành công ở Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore (NUH). Đây là em bé đầu tiên ở châu Á được sinh ra nhờ kỹ thuật ghép mô buồng trứng và được sinh đẻ tự nhiên. Trên thế giới hiện đã có 21 ca thực hiện thành công kỹ thuật này.
Người mẹ may mắn, cô Siti Nurjannah bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư mô mềm hiếm gặp ở đùi vào năm 2009, khi mới 26 tuổi. Điều trị bằng các biện pháp hóa trị đã khiến người phụ nữ này không thể có con.
Các bác sỹ tại NUH đã phẫu thuật nội soi, thu thập và bảo quản lạnh một phần mô buồng trứng của cô trước khi hóa trị và cấy nó trở lại bốn năm sau, khi cô điều trị khỏi bệnh ung thư vào năm 2013. TS. Anupriya Agarwal - NUH, cho biết, thành công này sẽ mở ra cơ hội cũng như khuyến khích phụ nữ không nên từ bỏ cơ hội làm mẹ. Các cặp vợ chồng bị vô sinh do ung thư ở châu Á cũng có thể đến Singapore để thực hiện kỹ thuật này.
Bình luận của bạn