Lạm dụng kháng sinh là rước họa vào thân!

Lạm dụng thuốc kháng sinh tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật kháng thuốc

Táo bón do sử dụng kháng sinh: Phải làm sao?

Vì uống kháng sinh nên bị suy dinh dưỡng?

Dùng kháng sinh lâu ngày có bị "nhờn" thuốc?

Tình trạng kháng kháng sinh: Báo động thiếu nhận thức cộng đồng

Sáng 24/6, tại Lễ ký kết thỏa thuận giữa Bộ Y tế và các đối tác phát triển tại Việt Nam về phòng chống kháng thuốc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, kháng thuốc là hiểm họa ngày càng lớn đối với sức khỏe con người và nền kinh tế Việt Nam do việc sử dụng kháng sinh ngày càng gia tăng và thiếu kiểm soát.

Việc sử dụng kháng sinh không thích hợp, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn đã làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt thuốc để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Điều này làm cho thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao và chi phí điều trị ngày càng là gánh nặng lên cá nhân, gia đình và xã hội.

Nghiên cứu về kháng sinh tại 15 bệnh viện trong giai đoạn 2008 - 2009 cũng cho thấy tỷ lệ kháng thuốc ngày càng tăng lên. Năm 2009 có 30 - 70% vi khuẩn gram âm đã kháng với cephalosporin thế hệ 3 và 4, gần 40 - 60% kháng với aminoglycosid và fluoroquinolon.

Việc lạm dụng kháng sinh làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn 

Kháng thuốc ngày nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Năm 2011, toàn cầu có khoảng 640.000 trường hợp lao đa kháng thuốc; Khoảng 15% người bệnh được điều trị HIV đã phải dùng đến các thuốc phác đồ bậc 2 và bậc 3 đối với các nhiễm khuẩn kháng; Ký sinh trùng sốt rét Falciparum kháng với artemisinin đang nổi lên ở Đông Nam Á, kháng với chloroquine phổ biến ở hầu hết các nước lưu hành sốt rét. 

Năm 2011, nhân ngày Sức khoẻ thế giới 7/4, Tổ chức Y tế thế giới đã lấy khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” để kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc. Việt Nam đã hưởng ứng lời kêu gọi này và xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 với mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống kháng thuốc, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

 

Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin