Liệu pháp phản hồi sinh học là gì?

Liệu pháp phản hồi sinh học - Biofeedback - sẽ giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh của mình tốt hơn

Tập yoga trên ghế xua tan mệt mỏi khỏi phải ra ngoài

Bài tập Pilates cho dân văn phòng hay đau lưng cuồng chân

Người bệnh suy tim đã biết: Hướng dẫn chăm sóc bằng video?

Video: Cảm cúm ư? Chuyện nhỏ!

Chào bạn,
Phản hồi sinh học là một kỹ thuật giúp bạn theo dõi và kiểm soát cách cơ thể phản ứng với các kích thích bên ngoài. Bằng cách này, bạn sẽ học được cách kiểm soát các chức năng nhất định của cơ thể và từ đó có thể cải thiện tình trạng sức khỏe của bạn như: Giảm đau, giảm căng thẳng hoặc cải thiện hoạt động thể chất hay tinh thần của bạn.
Trong thời gian đào tạo phản hồi sinh học, nhà trị liệu sẽ gắn các cảm biến lên cơ thể bạn. Các loại cảm biến và vị trí gắn của mỗi cảm biến sẽ được thay đổi tùy theo các phản hồi của cơ thể đang được đo. Cảm biến có thể phát hiện những thay đổi trong cơ thể, từ việc thay đổi nhiệt độ da, nhịp tim, mức độ căng cơ... và cả mô hình não sóng của bạn. Khi phát hiện những thay đổi này, các máy đo sẽ ngay lập tức "phản hồi". Bạn có thể nhìn thấy những phản hồi này ở đèn nháy của máy, tiếng bíp tại máy hoặc một mô hình đồ thị... Nhờ đó, bạn có thể phát hiện ra những dấu hiệu sớm nhất của cơ thể phản hồi với các vấn đề kích thích từ bên ngoài.
Với bạn, với mức độ để giảm đau cổ, vai, lưng, liệu pháp phản hồi sinh học có thể giúp bạn nhận ra các dấu hiệu khi bạn có sự gia tăng căng thẳng ở cơ vùng lưng, cổ, vai hoặc đầu của bạn. Tình trạng căng thẳng này có thể gia tăng một cách âm thầm và khi đạt đến một mức độ nào đó, nó có thể khiến bạn đau đớn. Bằng cách áp dụng liệu pháp phản hồi sinh học, phát hiện sớm những dấu hiệu mà các bộ phận trong cơ thể phản hồi với các căng thẳng và bạn có thể thực hiện các bước để thư giãn cơ bắp trước khi bị cơn đau hành hạ. Cách thức thư giãn cũng sẽ được chuyên gia trị liệu hướng dẫn cho bạn, để bạn thấy được mức độ kiểm soát của mình trước căng thẳng như thế nào.
Còn với kiểm soát hơi thở thì sao? Màn hình máy phản hồi sinh học sẽ cho bạn thấy hình ảnh một quả bóng. Các cảm biến sẽ cho thấy mức độ nhanh chậm của hơi thở. Hít vào, quả bóng sẽ bung thành khinh khí cầu và khi thở ra, quả bóng sẽ xẹp xuống như mình thường. Khi đó, bạn sẽ biết mình thở nhanh hay chậm và có đáp ứng tốc độ thở mục tiêu của mình không. Chỉ số tốc độ thở mục tiêu cũng sẽ được hiển thị trên máy. Khi bạn đạt được chỉ số thở mục tiêu, bạn sẽ được "cai" máy.
Các cảm biến sẽ được nối với máy tính chủ để tiếp nhận các dấu hiệu của cơ thể khi cơ đau bắt đầu
Sau mỗi phiên làm việc - bạn nên lưu ý rằng, việc tập luyện với máy là không liên tục, tùy tình trạng sức khỏe bạn muốn kiểm soát, bạn sẽ có một bài tập thực hành ở nhà với nhiều kỹ năng. Càng luyện tập chăm chỉ, thực hành đều đặn bạn càng được cai máy sớm.
Hãy cho phép tôi lạc đề một chút về công nghệ cảm biến cơ thể, chẳng hạn như sử dụng trong phản hồi sinh học. Cảm biến cơ thể và ngay cả các máy nhận tín hiệu hiện nay đều là những thiết bị điện tử nhỏ gọn. Đã có những cảm biến cực nhỏ gắn vào da và bạn hầu như không nhận thấy chúng hiện diện trong cuộc sống của bạn. Các cảm biến này sẽ gửi các phản hồi của cơ thể bạn thông qua các tín hiệu không dây đến máy tính đích để từ đó các nhà trị liệu sẽ có hướng dẫn và lời khuyên với bạn. 
Một số chuyên gia dự đoán rằng các cảm biến cơ thể sẽ sớm được sử dụng nhiều hơn chỉ là việc thu thập các phản hồi sinh học, đặc biệt là ở những người bệnh mạn tính cần được theo dõi đặc biệt như những người mắc bệnh phổi, bệnh tim mạch, ung thư hay bệnh động kinh. Ví dụ, những bệnh nhân động kinh cần được theo dõi liên tục để phát hiện những sóng não bất thường chẳng hạn. Việc giám sát sẽ phát hiện những dấu hiệu cảnh báo sớm và thu thập thông tin có ảnh hưởng đến điều trị.
Hiện nay, phản hồi sinh học có hiệu quả với một số vấn đề như đau mỏi cơ, đau đầu, tiểu đại tiện không tự chủ, đau hậu môn do co cơ quá mức, táo bón, các vấn đề cơ bắp hậu môn... hay bị căng thẳng thần kinh. Nhưng tôi cho rằng, liệu pháp này là một trong những giải pháp có giá trị trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Chúc bạn sức khỏe
Bác sỹ K 
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị