Lơ là với biến chứng cao huyết áp ở người trẻ!

Trường hợp khác là chị T.T.N.M (29 tuổi), phó phòng của một công ty bất động sản ở TP HCM. Một năm trở lại đây, chị M thường xuyên bị buồn nôn, người mệt mỏi, da vàng tái, thân sưng phù và xuất huyết đường tiêu hóa. Thậm chí, có lần chị bất tỉnh ngay trên bàn làm việc. Đi khám, chị được chẩn đoán bị suy thận mạn tính do huyết áp cao đi kèm với rối loạn mỡ máu gây nên. Hiện chị phải lọc máu thường xuyên để kéo dài sự sống (!).
Lơ là với biến chứng cao huyết áp ở người trẻ! 1
Rối loạn mỡ máu làm tăng các biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp.
Triệu chứng mờ nhạt, dễ nhầm lẫn

Theo các bác sĩ, bệnh lý cao huyết áp đang ngày càng trẻ hóa và tỷ lệ các biến chứng của cao huyết áp như tai biến mạch máu não, suy thận, nhồi máu cơ tim… cũng tăng nhanh với mức độ nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 50% trong 24 giờ đầu tiên nếu bệnh nhân không được xử lý cấp cứu kịp thời. Tại Mỹ, hơn 58 triệu người từ 6 tuổi trở lên bị cao huyết áp, tức là cứ 5 người thì có 1 người mắc bệnh này. Riêng ở Việt Nam, thống kê gần đây của Viện Tim mạch Việt Nam cho thấy tỷ lệ bệnh nhân cao huyết áp từ tuổi trưởng thành trở lên tăng hơn 25% mỗi năm và người trẻ bị cao huyết áp thường không có triệu chứng điển hình.

Chính vì vậy, phải kiểm tra huyết áp thường xuyên và nghĩ ngay đến cao huyết áp khi có những triệu chứng sau: Đau đầu vùng sau gáy, chóng mặt thường xuyên, tim đập nhanh, đau tức vùng ngực, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mất ngủ, gặp vấn đề về tầm nhìn…

Mỡ máu “gặp loạn”, huyết áp dễ tăng cao

Các chuyên gia tim mạch cho biết, rối loạn mỡ máu hiện được xem như yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng tỷ lệ cao huyết áp ở người trẻ. Chính lối sống tĩnh tại, ít vận động, chế độ ăn mặn, giàu chất béo, ít chất xơ, uống nhiều rượu bia, thức khuya, thuốc lá và stress… khiến cho các thành phần mỡ máu dễ gặp loạn.

Đáng nói hơn, 80% lượng cholesterol được tổng hợp bằng con đường nội sinh nên dù không ăn nhiều chất mỡ, cơ thể cũng liên tục sản xuất cholesterol. Vì thế, khi cơ thể suy yếu, các receptor tế bào (là những cánh cổng có chức năng tiếp nhận LDL-cholesterol từ trong máu vào các mô và cơ quan) bị giảm cả về số lượng lẫn chức năng hoạt động. Điều này khiến cholesterol khó được hấp thu vào tế bào dẫn đến dư thừa trong máu, làm hình thành các mảng xơ vữa gây hẹp, tắc động mạch.
Lơ là với biến chứng cao huyết áp ở người trẻ! 2

Cần điều trị rối loạn mỡ máu song song với cao huyết áp

Dù rất nguy hiểm nhưng hiện nay, bệnh cao huyết áp chưa được quan tâm đúng mức ở người trẻ. Tại Việt Nam, có đến hơn 70% bệnh nhân không được kiểm soát tốt và việc điều trị bằng thuốc hạ áp lại thường làm tăng rối loạn các thành phần mỡ máu. Rối loạn mỡ máu và cao huyết áp vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của nhau. Đặc biệt, khi cơ thể cùng tồn tại cao huyết áp và rối loạn mỡ máu, mức độ “công phá” của chúng trở nên nặng nề gấp nhiều lần so với chỉ bị một bệnh đơn thuần. Do đó, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu song song với điều trị cao huyết áp.

Ngay cả việc điều trị rối loạn mỡ máu cũng gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các thuốc trực tiếp hạn chế sự hấp thu hay ức chế tổng hợp cholesterol v.v… nên không thể sử dụng lâu dài vì gây ra nhiều tác dụng phụ như: suy tế bào gan, viêm cơ, tiêu chảy, đau đầu…

Khuynh hướng dự phòng và điều trị rối loạn mỡ máu hiện nay là sử dụng thảo dược thiên nhiên có khả năng điều hòa cholesterol, ổn định các thành phần mỡ máu nhằm giữ lượng cholesterol ở mức cần thiết cho hoạt động hàng ngày của cơ thể. Vì vậy, khuynh hướng này mang tính hiệu quả, an toàn khi sử dụng.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin