Luật Bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực: Đề cao vai trò của cộng đồng cư dân

Theo luật mới từ năm 2022, phân loại chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện từ hộ gia đình, cá nhân

Làm thế nào để phục hồi sức khỏe sau khi mắc COVID-19?

51 tỉnh, thành sử dụng thuốc Molnupiravir trong điều trị COVID-19

Đà Nẵng: Cao điểm tiêm vaccine mũi 3 phòng COVID-19

COVID-19 gây triệu chứng lạ, để lại di chứng nặng

Người dân có trách nhiệm gì trong phân loại rác?

So với Luật Môi trường năm 2014 thì Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có nhiều điểm khác biệt mang tính đột phá, lần đầu tiên cộng đồng dân cư được xác định như là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường, phát huy vai trò giám sát, phản biện và bảo đảm quyền, lợi ích của cộng đồng dân cư. Luật bảo vệ môi trường năm 2020 có nhiều quy định mới liên quan đến việc thu gom rác thải sinh hoạt của hộ gia đình. Đáng chú ý nhất là quy định rác thải rắn sinh hoạt sẽ được phân loại theo nguyên tắc ngay từ hộ gia đình, cá nhân, nếu không phân loại rác sẽ bị bị từ chối thu gom.

Cụ thể, theo điều 75, Luật bảo vệ môi trường năm 2020, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm, và chất thải rắn sinh hoạt khác.

Khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định, cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định.

Ngoài ra, Luật Bảo vệ môi trường 2020 còn quy định, việc tính phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng rác. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nêu rõ, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cá nhân được tính toán theo nhiều căn cứ trong đó có dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại.

Người dân được cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí

Đặc biệt, Luật Bảo vệ môi trường 2020 còn quy định, từ 1/1/2022, người dân được cảnh báo tình trạng ô nhiễm không khí. Theo Điều 12, chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định của pháp luật.

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng; Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát theo quy định.

Cơ quan có thẩm quyền phải cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá, theo dõi và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng dân cư và triển khai biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động đến sức khỏe cộng đồng.

Trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng và xuyên biên giới, trách nhiệm chỉ đạo thực hiện biện pháp khẩn cấp thuộc về Thủ tướng Chính phủ.

Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính mình

Từ năm 2022, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. 

Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chuyển thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.

Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt được khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Ý thức của con người là yếu tố quyết định đến việc phân loại rác, bỏ rác đúng nơi quy định. Tuy nhiên, ý thức phân loại rác thải tại nguồn hiện nay vẫn chưa thực sự trở thành thói quen sống của nhiều người. Thực tế đó đòi hỏi phải đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền gắn với các phong trào chung của mỗi cộng đồng dân cư.

 
Nguyễn An
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội