Người nhiễm biến thể Omicron có thể gặp phải triệu chứng khác thường
Việt Nam ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm biến thể Omicron
5 triệu chứng điển hình của người nhiễm biến thể Omicron
Hà Nội: Thí điểm điều trị F0 triệu chứng nhẹ tại y tế cơ sở
Sau điều trị COVID-19 nên ăn gì và kiêng gì?
Triệu chứng lạ ở người mắc biến thể Omicron
Theo tờ Fortune, trước tình hình số ca nhiễm biến thể Omicron gia tăng trên toàn thế giới, nhiều bệnh nhân COVID-19 gặp phải triệu chứng kỳ lạ như đổ mồ hôi đêm.
Đổ mồ hôi đêm thường gặp ở người bị cảm cúm, rối loạn lo âu... và ít xuất hiện ở người mắc các biến thể SARS-CoV-2 khác. Tuy nhiên, người nhiễm Omicron lại gặp phải tình trạng đổ mồ hôi nghiêm trọng khi đi ngủ.
Đây chỉ là 1 trong điểm khác biệt ở người bệnh COVID-19 nhiễm biến thể mới. Omicron có vẻ không liên quan tới triệu chứng mất vị giác và khứu giác. Một số chuyên gia nhận định, người dân nên xem xét tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm là một dấu hiệu để đi xét nghiệm COVID-19.
Omicron hiện đang là biến thể áp đảo tại Mỹ, nhưng giới khoa học chưa hiểu hết về biến thể này và những ảnh hưởng lâu dài của nó với sức khỏe người bệnh. Một số nghiên cứu sơ bộ tại Nam Phi cho thấy, nguy cơ nhập viện do biến thể Omicron thấp hơn nhiều lần so với biến thể Delta.
Cơ thể "tự tấn công" sau khi mắc COVID-19
Một nghiên cứu mới đăng tải trên Journal of Translational Medicine chỉ ra rằng, người đã khỏi COVID-19 có nồng độ tự kháng thể tăng cao. Đây là những kháng thể có khả năng tấn công nhầm các mô và cơ khỏe mạnh trong cơ thể người bệnh.
Nghiên cứu này được thực hiện trên 177 nhân viên y tế đã mắc COVID-19 tại Mỹ (trước khi có vaccine phòng COVID-19). Tình trạng này xảy ra ngay cả khi họ không gặp phải các triệu chứng nặng.
Theo Reuters, các nhà khoa học vẫn chưa rõ, nồng độ kháng thể có tồn tại ở mức cao trong thời gian dài hơn 6 tháng và liệu chúng có gây ra bất kỳ triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng nào hay không.
Tình trạng rối loạn do tự kháng thể có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng bao gồm: Viêm khớp, mệt mỏi, sốt, phát ban, triệu chứng cảm lạnh hoặc dị ứng, giảm cân và yếu cơ.
Theo báo cáo của các tổ chức y tế, người từng mắc COVID-19 có nguy cơ gặp phải hội chứng “hậu COVID-19” kéo dài vài tuần sau khi được điều trị khỏi. Khái niệm này bao gồm hàng loạt biểu hiện khác nhau như: Sốt nhẹ, khó thở nhẹ hoặc hụt hơi, mệt mỏi hay chóng mặt, ho, đau đầu, tức ngực…
Nhiều trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa, vị giác hoặc khứu giác. Người bị rối loạn khứu giác hậu COVID-19 thường xuyên ngửi thấy mùi cao su cháy, khói thuốc, hóa chất, thậm chí ngửi thấy mùi rác thải trong thức ăn. Các di chứng trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Bình luận của bạn