Ma túy và rượu làm tăng nguy cơ gây tai nạn gấp 23 lần


Kiểm tra lái xe tại Gia Lai. Tỉnh này quyết định kiểm tra nồng độ ma túy, bên cạnh nồng độ rượu đối với tài xế và phụ lái đi lại trong địa phận.

Buồn ngủ trong khi lái xe là nỗi lo lắng của các bác tài. Để tỉnh táo, nhiều bác tài dùng đến chất kích thích. Và điều này trở thành nỗi lo lắng của…nhiều người.Trong thực tế thăm khám điều trị tại Chương trình Methadone Tp. Hồ Chí Minh, một số bệnh nhân đã trải qua thời gian lái xe đường dài cho biết "phải" dùng ma túy tổng hợp để tăng tình táo ! Và khi đến chặng nghỉ, một số bạn tài phải "bắn" một liều cho đỡ mệt (?).

Trong một chuyến xe khách từ Hà Nội về quê, bác sĩ Phạm Văn Trụ, Trưởng nhóm hỗ trợ chuyên môn Chương trình Methadone Tp HCM kể, ông được ngồi hàng ghế trên, giữa chặng đường một khách nam trẻ tuổi lên ngồi chung, … có "mùi" không cần ngửi cũng biết mới "hút" một liều ma túy (!) Rồi đến lúc tài xế dừng và xuống xe vào quán, chờ khách lên. Khi trở lại, tài xế không còn càu nhàu người đi đường nhiều như trước và im lặng ôm vô-lăng. Anh bạn khách trẻ ngồi bên nhìn tái xế rồi buột miệng một câu "bắn mạnh thế"!

Ít có nghiên cứu

Trên thực tế, mới chỉ có những nghiên cứu nhỏ về ảnh hường của các loại thuốc này đối với người lái xe gây tai nạn giao thông.

Buồn ngủ trong khi lái xe là mối lo lắng cho an toàn giao thông ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác, đặc biệt là khi tình trạng lạm dụng kê toa thuốc gây nghiện.

Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Columbia đã phân tích số liệu của Chính phủ Hoa Kỳ về tài xế sử dụng dụng rượu, ma túy và tai nạn giao thông. Kết quả gần 32 % tài xế đã gây tai nạn giao thông và kết quả xét nghiệm ma túy cho thấy: 14 % tài xế dương tính (có sử dụng) với ít nhất 1 loại ma túy.

Ma túy
Số tài xế gây tai nạn giao thông chết người có xét nghiệm dương tính với các chất ma túy tăng gấp 3 lần so với số tài xế xét nghiệm âm tính (không dùng).

Có nhiều loại chất gây nghiện: Các test gồm thuốc êm dịu giảm đau, các thuốc kích thích tâm thần (hay nhóm ma túy tổng hợp), các loại thuốc ngủ gây nghiện và cần sa.

Rượu

Có 9 % tài xế uống rượu khi lái xe. Và hơn một nửa (57 %) trong số này gây tai nạn giao thông chết người.

Hậu quả tai nạn giao thông chết người ở tài xế uống rượu nhưng không dùng ma túy tăng gấp 13 lần, so với không dùng.

Vừa rượu vừa ma túy

Theo tài liệu phân tích và phòng ngừa tai nạn (Accident Analysis and Prevention) tỷ lệ xét nghiệm cho thấy tài xế vừa dùng ma túy vừa dùng rượu khi lái xe gấp 2 lần so với tài xế không dùng. Và tai nạn chết người do tài xế vừa uống rượu vừa dùng ma túy tăng gấp 23 lần, so với không dùng.

Theo bác sĩ Guohua, Giám đốc Trung tâm Dịch tễ và Phòng ngừa chấn thương (Mỹ), liên quan giữa sử dụng rượu và ma túy cùng lúc khi lái xe gây tai nạn là mối quan tâm lo lắng từ lâu. Uống rượu khi lái xe là một thánh thức lớn nhất đối với an toàn giao thông. Các phát hiện về dùng ma túy khi lái xe tăng thêm cùng với sự gia tăng sử dụng các chất kích thích tâm thần và các chất dạng thuốc phiện ngày càng nhiều so với thập kỷ trước.

Dongoan
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn