Mắc đái tháo đường có ăn được bánh cuốn, bánh ướt không?

Bánh cuốn, bánh ướt là món ăn khoái khẩu của nhiều người

Sắp có thuốc uống thay thế thuốc tiêm insulin cho người đái tháo đường

Mắc đái tháo đường có nên ăn khoai sọ, khoai lang hay khoai tây không?

Nghiên cứu mới về đái tháo đường: Vitamin C giúp giảm đường huyết!

Mọi điều người bệnh đái tháo đường cần biết về xét nghiệm HbA1c

Trả lời:
Chào bạn,
Bất kể thực phẩm nào mà bạn muốn, kể cả bánh cuốn, bánh ướt hoặc các loại bánh làm từ tinh bột khác, bạn vẫn có thể ăn dù là mắc bệnh đái tháo đường/tiểu đường. Điều quan trọng là bạn cần phải biết ăn ở mức độ vừa phải và ăn thế nào để tránh tăng đường huyết.
Tiểu đường ăn được bánh cuốn, bánh ướt, nhưng nên ăn vừa phải
Ăn vừa phải ở đây có nghĩa là ăn theo nhu cầu của cơ thể và không ăn quá nhiều trong ngày hoặc từ ngày này sang ngày khác. Bởi lẽ thành phần chính của các loại bánh này là từ tinh bột, có chỉ số đường huyết thực phẩm cao, vì vậy khi ăn dễ làm tăng đường huyết hơn là bạn ăn cơm từ gạo lứt. Đường huyết sau ăn tăng cao lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng vi mạch (thần kinh, mắt, thận) và mạch máu lớn (xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim). 
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết thực phẩm cao, mà cần biết cân đối. Nên có sự hài hòa của nhóm có chỉ số đường huyết thực phẩm cao (tinh bột, đường, sữa động vật...), trung bình và thấp (sữa thực vật, rau củ quả không tinh bột...) để đảm bảo cơ thể đủ chất dinh dưỡng, không thiếu chất mà vẫn kiểm soát đường huyết trong mức giới hạn cho phép.
Thêm chút rau xanh ăn kèm bánh cuốn sẽ tốt hơn cho người mắc đái tháo đường type 2
Cách ăn bánh cuốn, bánh ướt đúng để không tăng đường máu
Một tuần có 7 ngày bạn không nên ăn sáng cả 7 bữa đó bằng các loại bánh cuốn, bánh ướt, bánh giày giò, bún, miến… mà nên thay đổi. Lấy ví dụ ăn 2 bữa bánh cuốn/bánh ướt, 1 bữa ăn khoai lang, 1 - 2 bữa là bún/miến, 1 - 2 bữa là yến mạch trộn sữa chua với rau củ quả… Cách ăn thay đổi như vậy sẽ giúp bạn không bị chán mà đảm bảo đủ chất xơ hòa tan.
Ngoài ra, các bữa sáng nếu bạn đã ăn bằng thực phẩm có nhiều tinh bột, thì trong các bữa chính, bạn nên bỏ bớt một phần cơm mà nên ăn thêm các loại rau xanh. Ví dụ sáng nay bạn ăn một dĩa nhỏ bánh cuốn, thì bữa trưa nên bớt lại 1/2 chén cơm. 
Lưu ý khi ăn, bạn nên ăn kèm cùng nhiều rau xanh, hạn chế ăn giò chả. Bởi các loại giò chả chế biến sẵn có chứa nhiều chất béo xấu, nhiều muối nên không tốt cho tim mạch, huyết áp và thận. Bạn có thể ăn 1 lát giò mỏng chứ không nên ăn quá nhiều. Việc ăn kèm rau xanh sẽ giúp bổ sung chất xơ, nhờ đó giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, đồng thời chất xơ sẽ làm chậm hấp thu đường sau khi ăn, nên mức đường trong máu sẽ không tăng cao đột biến mà lên một cách từ từ.
Cách giảm đường huyết lúc đói cho người mới mắc
Chỉ số đường huyết lúc đói của bạn hiện tại trên 10mmol/l, đây là giá trị cao và điều cần làm sớm là đưa mức đường huyết này về ngưỡng an toàn, tốt nhất là dưới 7mmol/l. Ngoài việc bác sỹ khuyên bạn thay đổi chế độ ăn, ăn hạn chế tinh bột, thì bạn còn cần làm thêm các lời khuyên sau: 
- Tập luyện thể dục thường xuyên. Tập luyện vừa giúp các tế bào cơ bắp sử dụng đường từ máu nhiều hơn, nhờ đó hạ đường huyết. Về lâu dài, tập luyện giúp làm giảm kháng insulin, nhờ đó giúp kiểm soát đường huyết lúc đói và sau ăn hiệu quả hơn.
- Sử dụng thuốc theo đơn và tái khám định kỳ. Bạn không nói rõ hiện nay đã được dùng thuốc hạ đường huyết chưa, nhưng nếu đã được sử dụng bạn cần kiên trì dùng đúng liều lượng, thời gian và tái khám theo định kỳ để kiểm tra biến động của đường huyết lúc đói. Dựa vào việc kết quả thăm khám, bác sỹ sẽ có những điều chỉnh phù hợp.
- Giải tỏa căng thẳng, lo lắng và bỏ các chất kích thích (nếu có). Căng thẳng thường xuyên, dùng chất kích thích như cà phê, trà đặc, thuốc lá hoặc uống nhiều nước ngọt có gas… sẽ làm tăng đường huyết. Khi bị bệnh tiểu đường, bạn nên giảm lo lắng bằng cách tập thể dục, tâm sự khó khăn với người thân, nghe nhạc, ngồi thiền và bỏ các chất kích thích từ từ.
- Dùng thêm thảo dược hạ đường huyết. Nếu như kiểm soát chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc là các phương pháp hạ đường huyết không thể thay thế, thì việc dùng thêm các thảo dược truyền thống đã được chứng minh hạ đường huyết hiệu quả như lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, góp phần đẩy nhanh hiệu quả hạ đường huyết cho người mới mắc.
Chúc bạn sức khỏe!
Dược sỹ Yến Hoa

Thông tin thêm cho bạn: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị