Mọi điều người bệnh đái tháo đường cần biết về xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c có thể thể hiện khả năng kiểm soát đường huyết trong thời gian dài

7 thay đổi nhỏ giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn

6 dấu hiệu tố cáo đường huyết của bạn đang quá cao

Mắc đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý những gì?

Các loại hạt giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch cho người đái tháo đường

Tại sao người bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm HbA1c?

Thông thường, người bệnh đái tháo đường hay dựa vào xét nghiệm nước tiểu hoặc chích máu ở đầu ngón tay hàng ngày để đo lượng đường huyết. Tuy nhiên, những xét nghiệm này chỉ cho kết quả đường huyết tại thời điểm đo.

Tuy nhiên, do lượng đường huyết có thể thay đổi tùy theo các thời điểm trong ngày, do mức độ hoạt động thể chất hay thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, việc đo đường huyết tại một thời điểm sẽ không thể thể hiện được khả năng kiểm soát đường huyết tổng thể.

Đây là lý do người bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm HbA1c để xem xét khả năng kiểm soát đường huyết, từ đó có các thay đổi phù hợp trong quá trình điều trị bệnh.

Người bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm HbA1c để kiểm soát đường huyết tốt hơn

Vậy chính xác thì HbA1c đo lường điều gì?

Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu giúp kiểm tra lượng đường glucose gắn với các huyết sắc tố (hemoglobin) trong tế bào hồng cầu. Hemoglobin là một loại protein được tìm thấy bên trong các tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ mang oxy đi nuôi cơ thể. Các tế bào huyết sắc tố này có tuổi thọ khoảng 3 tháng. Do đó, nếu có nhiều glucose gắn vào các tế bào huyết sắc tố, bạn sẽ có chỉ số HbA1c cao và ngược lại.

Chỉ số HbA1c có ý nghĩa gì?

Theo Viện Quốc gia về Bệnh đái tháo đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (Mỹ), người bình thường sẽ có chỉ số HbA1c từ 5 - 5,6%. Người tiền đái tháo đường sẽ có chỉ số từ 5,7 - 6,4%, trong khi đó người bệnh đái tháo đường sẽ có chỉ số HbA1c từ 6,5% trở lên.

Các chuyên gia cho rằng để kiểm soát đường huyết, người bệnh đái tháo đường nên xét nghiệm HbA1c ít nhất 2 lần/năm. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường type 1, người đang điều chỉnh thuốc điều trị hoặc phụ nữ mang thai nên kiểm tra HbA1c thường xuyên hơn (3 tháng/lần).

Sai số trong xét nghiệm HbA1c?

Trên thực tế, xét nghiệm HbA1c hay bất kỳ xét nghiệm đường huyết nào khác đều có thể có sai số. Nhìn chung, chỉ số HbA1c có thể chênh lệch khoảng 0,5% so với thực tế. Điều này có nghĩa, nếu kết quả HbA1c của bạn là 6% thì con số thực tế có thể nằm trong khoảng từ 5,5 - 6,5%.

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm HbA1c có thể bị sai lệch ở người bị suy thận, bệnh gan hoặc thiếu máu nặng. Ngoài ra, những người gốc Phi, Địa Trung Hải hoặc Đông Nam Á cũng có một số loại huyết sắc tố ít phổ biến hơn, làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

Người bệnh đái tháo đường phải làm gì khi chỉ số HbA1c cao?

Chỉ số HbA1c cao là dấu hiệu bệnh đái tháo đường đang không được kiểm soát. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm trên tim, mắt, thận, thần kinh… Để phòng ngừa các biến chứng này, người mới mắc đái tháo đường type 2 nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn, giảm cân, tập thể dục đều đặn… để kiểm soát đường huyết. Người bệnh đái tháo đường type 1 nên bắt đầu tiêm insulin theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Với người đã mắc đái tháo đường trong thời gian dài, chỉ số HbA1c tăng cao có thể là dấu hiện cho thấy bạn cần thay đổi liệu trình điều trị.

Vi Bùi H+ (Theo Heathline)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex có thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết ở người đái tháo đường.

Muốn phòng đái tháo đường: Kiểm soát chế độ ăn và cân nặng thế nào? - Ảnh 5

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết