Những ai không nên ăn măng?

Măng tươi. Ảnh: ubvk.

Đà Nẵng phát hiện thêm 2 cơ sở măng nhuộm chất cấm

Măng tươi: Chế biến cách nào cho ngon và không độc hại?

Cách khử độc măng tươi

Phát hiện 70 tấn măng tươi ngâm hóa chất

Theo Newsmedical, măng tươi chứa rất nhiều protein, chất béo, đường, carotin, các vitamin B, C và calci, photpho, chất xơ. Tuy nhiên món ăn này không phải thích hợp cho tất cả mọi người. Các nhà khoa học khuyến cáo trẻ em và những người đang mắc một số bệnh sau cần cẩn trọng hoặc tránh dùng măng.

Sỏi thận

Măng chứa nhiều acid oxalic có thể dễ dàng kết hợp với calci trong cơ thể tạo thành acid oxalic calci dẫn đến sỏi thận đường tiết niệu. Do vậy người bị bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều măng tươi.

Viêm loét dạ dày, tá tràng

Măng tươi giàu chất xơ. Theo Đông y, loại thực phẩm này có tính hàn, khó tiêu hóa nên những người mắc bệnh loét dạ dày và tá tràng, viêm dạ dày, xơ gan, giãn tĩnh mạch thực quản, không nên ăn nhiều để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Trẻ em

Acid oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng calci, kẽm của cơ thể. Do vậy trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu calci, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

Thi Trân

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội