- Chuyên đề:
- Bệnh thủy đậu
Phụ huynh chăm sóc con em mắc bệnh thủy đậu điều trị tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM - Ảnh tư liệu TT
Chữa sẹo do thủy đậu ở trẻ em
11 tháng tuổi có tiêm vaccine thủy đậu được không?
Phát hiện ổ dịch thủy đậu trong trường học
Bệnh thủy đậu, quai bị lan trong trường học tại TP.HCM
Mẹ bé kể cách đó nửa tháng mẹ bị thủy đậu, sợ lây cho con nên đã cách ly với con, không cho bú, không tiếp xúc nhưng bé N. vẫn bị lây. Bác sỹ giải thích cho mẹ bé biết có thể bé bị nhiễm virus thủy đậu trong giai đoạn mẹ đã ủ bệnh.
Thủy đậu chủ yếu lây qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, dịch tiết bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này sẽ nhiễm bệnh. Thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước bị vỡ ra, hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh. Phần lớn bị lây ở giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi bóng nước 2 - 3 ngày, sau đó kéo dài 2 - 3 tuần. Trong trường hợp bé N., việc cách ly mẹ và con không ngăn được bệnh vì bé N. đã nhiễm bệnh trước khi cách ly.
Khi mẹ đang cho con bú mà mắc bệnh thủy đậu, mẹ cần cách ly với con, nhưng không nên ngưng cho bé bú vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ sơ sinh, đồng thời sữa mẹ có nhiều kháng thể chống lại bệnh tật, mẹ mắc bệnh thủy đậu thì trong sữa có cả kháng thể chống bệnh thủy đậu. Virus thủy đậu không truyền qua sữa mẹ.
Để mẹ vừa cách ly với con mà vẫn cho con bú sữa mẹ, người mẹ cần: Thường xuyên đeo khẩu trang, không tiếp xúc trực tiếp với bé, vắt sữa ra rồi nhờ người khác cho bé bú. Tuy nhiên khi cả hai mẹ con đều bị thủy đậu thì không cần cách ly, vì mỗi người chỉ bị bệnh thủy đậu một lần trong đời thôi.
Bình luận của bạn