- Chuyên đề:
- Dự báo thời tiết
Người dân miền Trung cần nhận biết các dấu hiệu của các khu vực sạt lở đất, đá
Dự báo thời tiết: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường
Dự báo thời tiết: Trung bộ đón bão kèm không khí lạnh
Thiệt hại mưa lũ miền Trung: Vì sao nặng nề như vậy?
Thời tiết cực đoan, lũ lập kỷ lục ở nhiều nơi
Khẩn trương cứu hộ nạn nhân bị sạt lở đất tại Quảng Nam
Tối 28/10 đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng trên địa bàn huyện Nam Trà My, tại 2 thôn là thôn 1 xã Trà Leng và thôn 1 xã Trà Vân. Tại thôn 1 xã Trà Leng sạt lở đất vùi lấp 45 người, 4 người may mắn thoát nạn. Còn tại thôn 1 xã Trà Vân, 8 người bị vùi lấp.
Sáng nay (29/10), đoàn công tác do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu tới huyện Bắc Trà My, nơi đóng sở chỉ huy tiền phương, để chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích. Theo kết quả báo cáo ban đầu, 16 thi thể của nạn nhân vụ sạt lở ở xã Trà Vân và xã Trà Leng được tìm thấy. Hiện trường sạt lở ở xã Trà Leng do có nhiều điểm sạt lở nên gây khó khăn cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
Thiệt hại do bão số 9 ở miền Trung đặc biệt lớn
Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng tiếp cận hiện trường nhanh nhất có thể và đảm bảo an toàn; trường hợp chưa đưa được xe cơ giới vào tìm kiếm thì cử công binh vào trước, tìm kiếm thủ công; nghiên cứu phương án đưa máy bay trực thăng vào ứng cứu. Công ty Điện lực Quảng Nam cũng đang tìm cách đưa máy phát điện lên hiện trường xã Trà Leng, huyện Nam Trà My để phục vụ cứu hộ các nạn nhân bị sạt lở đất vùi lấp tại khu vực này.
Hiện tại ở đây trời nắng, thời tiết thuận lợi cho công tác cứu hộ. Nhưng dự báo 3 ngày tới sẽ có mưa nên việc cứu hộ cần khẩn trương hơn.
Chủ động phòng tránh thiên tai
Cũng trong sáng nay, không khí lạnh tăng cường bắt đầu ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Bộ. Hình thái này kết hợp với hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 9 gây mưa lớn cho các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình đến 31/10.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa lớn từ đêm qua khiến lũ trên các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị và sông Thu Bồn (Quảng Nam) đang lên. Trong 6 giờ tới, lượng mưa tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế phổ biến 40-80 mm, có nơi trên 150 mm. Cơ quan khí tượng khuyến cáo người dân các huyện miền núi tiếp tục đề phòng nguy cơ xảy ra sạt lở đất do mưa trút xuống với lượng lớn trong 2 ngày qua. Chuyên gia lo ngại tổn thương từ đợt mưa lũ lịch sử những ngày trước đó khiến nguy cơ xảy ra các loại hình thiên tai khác trong thời gian này tăng cao.
Sạt lở đất đá: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
Lũ quét, sạt lở đất là loại hình thiên tai ẩn chứa nhiều yếu tố bất ngờ. Do đó, để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, người dân cần chủ động ứng phó bằng cách:
- Chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sơ cứu y tế, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây…
- Quan sát các dấu hiệu sạt lở đất: Vết nứt tường nhà, sườn đồi, mái dốc; Mặt đất phồng lên, cây cối rung chuyển, âm thanh lạ trong lòng đất; Nước sông, suối từ trong chuyển sang đục… để kịp thời báo cáo với chính quyền địa phương.
- Không ngủ đêm ở các lán, chòi gần khe suối, bờ sông, dưới chân núi cao hay sườn dốc. Không đứng cạnh hoặc đi qua bờ sông, bờ suối, ngầm tràn, khu vực sạt lở khi đang có mưa to, gió lớn.
Đặc biệt, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh Trung Bộ cần theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh.
Bình luận của bạn