Miếng dán giữ nhiệt: Dùng không đúng "thiệt thân"!

Khi dùng không đúng cách, miếng dán giữ nhiệt có thể gây bỏng

Giữ ấm đôi chân ngày đông

Thu về, "phòng táo giữ âm"

Mùa đông nên cho trẻ dùng TPCN nào?

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa đông

Mùa đông dễ bị cảm cúm - đúng hay sai?

Tràn ngập miếng dán giữ nhiệt

Nhằm đối phó với cái lạnh giá của mùa đông, nhiều chị em đã nhanh chóng tìm mua sản phẩm sưởi ấm cho mình và người thân trong gia đình. Với ưu điểm tiện dụng và khả năng làm ấm nhanh, miếng dán giữ nhiệt được các bà nội trợ ưu chuộng, đặc biệt là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.

Theo quảng cáo của các chủ cửa hàng, miếng dán giữ nhiệt trên thị trường có thành phần gồm than hoạt tính, bột sắt, vamiculite và muối. Miếng dán giữ nhiệt được hoạt động theo nguyên lý phản ứng oxy hóa kim loại từ đó sinh ra nhiệt làm ấm. Miếng dán giữ nhiệt có xuất xứ chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc với giá từ 15.000 - 25.000 đồng/miếng dán (tùy thuộc vào kích thước).

Không khó để mua miếng dán giữ nhiệt trên thị trường

Cách sử dụng miếng dán giữ nhiệt cũng rất đơn giản: Người dùng chỉ cần bóc lớp vỏ bên ngoài rồi dán lên quần áo, nếu muốn nóng nhanh thì có thể dán thẳng trực tiếp lên da. Tuy nhiên, hầu hết các miếng dán giữ nhiệt đều không có nhãn phụ ghi hướng dẫn cách sử dụng bằng tiếng Việt. Người tiêu dùng muốn tra cứu cách sử dụng sản phẩm cũng không biết tra cứu ở đâu vì vậy dễ dẫn đến những trường hợp sử dụng không đúng cách. 

Dễ bị bỏng dù nhiệt độ thấp

Ưu điểm của miếng dán giữ nhiệt là tiện dụng, làm ấm nhanh nên được nhiều người ưa dùng. Thế nhưng, nó lại có thể gây bỏng nhất là đối với làn da mỏng, nhạy cảm.

Miếng dán giữ nhiệt được sản xuất dựa trên nguyên lý phản ứng oxy hóa kim loại từ đó sinh ra nhiệt làm ấm. Các chất chính có trong miếng dán là bột sắt, nước, clorua kali, than hoạt tính, muối… Phản ứng oxy hóa bột sắt sẽ cho nhiệt độ nóng khác nhau tùy vào mức độ các chất trong đó.      

Miếng dán giữ nhiệt có thể gây bỏng nếu dùng không đúng cách (Nguồn: Internet)

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hải An - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia, cho biết: "Về nguyên tắc, nhiệt độ trên 45 độ C tiếp xúc với da kéo dài có thể gây tổn thương tế bào da, gây bỏng. Bỏng ở nhiệt độ thấp là chỉ nhiệt độ trong khoảng 50 độ C, nguồn nhiệt ở trong cơ thể thời gian quá lâu, nhiệt năng sẽ dần dần thẩm thấu vào trong mô mềm từ đó gây ra vết thương bỏng. Nhiệt độ cơ thể chúng ta là 37 độ C nên chỉ chấp nhận được mức nhiệt độ tiếp xúc trên da dưới 40 độ C. Ngoài gây bỏng, miếng dán giữ nhiệt còn có những phản ứng phụ với da như: dị ứng với những thành phần của miếng dán nhất là với những người da nhạy cảm, viêm da tiếp xúc...".

Để tránh những hậu quả đáng tiếc khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tránh dán miếng giữ nhiệt ở một vị trí trong một thời gian dài, phải luôn quan sát tình trạng của da nếu thấy da có biểu hiện khác thường thì không nên sử dụng tiếp. Có thể tham vấn bác sỹ để biết cách sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất, tránh gây nguy hiểm cho mình.

Những lưu ý khi sử dụng miếng dán giữ nhiệt: 

- Nhiệt độ cao nhất của miếng dán phát nhiệt là 65 độ C, có thể giữ nhiệt ổn định trong khoảng 12 tiếng trở lên. Vì vậy, buổi tối khi ngủ say không nên sử dụng tránh nhiệt độ cao gây bỏng.
- Nên tránh sử dụng cùng một vị trí trong thời gian dài, thỉnh thoảng nên bóc và dán sang vị trí khác. Đồng thời phải chú ý trạng thái của da, nếu thấy có biểu hiện bất thường phải bóc ra ngay. Phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người có bệnh về da hoặc ung thư cấp tính không được sử dụng.
- Không nên dán trực tiếp vào da mà dán qua một lớp áo. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, da mỏng không nên dùng vì có thể bị bỏng. Trẻ lớn hơn (dưới 6 tuổi), khi dùng, có thể dùng miếng lót may sẵn hoặc gói vào chiếc khăn bông tránh tiếp xúc trực tiếp với da.
- Đối với những bệnh nhân đái tháo đường hay rối loạn hoặc nghẽn tắc mạch máu, khi sử dụng miếng dán này cần tham khảo tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
- Không nên dùng cho người bị liệt, không có khả năng tự di chuyển.
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin