Mưa lũ khiến môi trường bị ô nhiễm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh
9 cách giúp bạn an toàn khỏi dịch bệnh
Dấu hiệu cho thấy đường ruột của bạn đang gặp vấn đề
Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết: Ăn gì giúp tăng nhanh nhất?
Trẻ nhỏ bị viêm kết mạc có phải dùng kháng sinh không?
Tình hình mưa lũ đang diễn ra hết sức phức tạp do anh hưởng từ cơn bão số 7 và thời tiết cực đoan trước đó, đặc biệt nghiêm trọng ở khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ gây ngập úng diện rộng. Theo cảnh báo của cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh bùng phát thành dịch.
Một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ
Bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột
Các loại bệnh về đường ruột do vi khuẩn E.coli, tả, lỵ, thương hàn… Trong đó, bệnh tiêu chảy do trực khuẩn đại tràng E.coli gây ra là thường hay gặp, nhưng đáng sợ hơn cả là bệnh tiêu chảy cấp bởi lỵ trực khuẩn hoặc bệnh do vi khuẩn thương hàn, đặc biệt là tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả. Nếu bệnh không được phát hiện sớm để chữa trị và cách ly kịp thời, thì bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch.
Bệnh đau mắt
Bệnh xuất hiện do dùng nước bị nhiễm bẩn các loại vi sinh vật, trong đó có các virus gây bệnh đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ…
Bệnh sốt xuất huyết
Vào mùa mưa bão, dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát và lây truyền rất nhanh trong cộng đồng. Nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh. Nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời người bệnh có thể mắc các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh đường hô hấp
Trong mùa mưa bão thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, mưa bão bất thường kéo dài, độ ẩm gia tăng, mưa nhiều… cơ thể không kịp “điều chỉnh” để thích nghi nên rất dễ bị cảm lạnh, cúm, nhiễm lạnh dẫn đến hiện tượng viêm họng, ho, sổ mũi, nhức đầu…
Cách phòng chống dịch bệnh như thế nào?
Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong mùa lũ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã ra khuyến cáo: Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh do nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh không bảo đảm tại các khu vực bị lũ lụt, các cơ sở y tế tại các tỉnh, thành phố cần trang bị thuốc men, hóa chất khử trùng nước đầy đủ cho các địa phương.
Ngoài ra, người dân cần chủ động:
- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như Cloramin B hoặc viên Aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
- Tiêm vaccine phòng bệnh đường ruột: Mọi người dân nên đến trạm y tế để được tiêm các loại vaccine cần thiết, tránh được nhiều bệnh nhất là bệnh đường ruột sau lũ.
- Kịp thời phát hiện sớm và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…
Bình luận của bạn