Để mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, người dân sẽ không cần phải photo bất kỳ giấy tờ gì (Ảnh: N.Phương)
BHYT hộ gia đình: Chưa tiến đã lùi!
Những điều cần biết khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT
Đề nghị trả bảo hiểm y tế cho điều trị bằng tế bào gốc
Sẽ có gói dịch vụ y tế cơ bản do BHYT chi trả
Tăng giá dịch vụ y tế: Người có thẻ bảo hiểm được lợi?
Từ 1/1/2015, quy định bắt buộc mua thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có hiệu lực. Tuy nhiên, sau 3 tháng thực hiện tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế giảm 1,2 triệu người so với năm 2014.
Theo ông Lê Văn Khảm, Vụ phó Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), việc thực hiện quy định mua thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thời gian qua hơi máy móc, thủ tục tham gia còn khá cứng nhắc, chặt chẽ đến mức rất khó thực hiện. Vì chưa có quy định rõ ràng, nên mỗi người làm một phách, chỉ sợ làm sai nên làm thật chặt.
Lấy ví dụ, một người đang tham gia bảo hiểm y tế vẫn có tên trong sổ hộ khẩu nhưng đi nước ngoài, ly hôn... thì hộ gia đình phải xuất trình giấy tạm vắng, giấy ly hôn... để chứng minh. Quy định này không thực hiện được vì: Khi một người đi khỏi địa bàn xã thì địa phương cấp giấy tạm vắng cho bản thân người đó để mang đến đăng ký tạm trú tại địa phương khác. Như vậy, hộ gia đình không có giấy tạm vắng để trình với trưởng thôn, bản, tổ.
Quy định phiền hà về thủ tục hành chính khiến tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trong những tháng đầu năm sụt giảm. Theo ông Khảm, đây là lần đầu tiên có sự sụt giảm này- diện phủ bảo hiểm y tế trước đây tăng dần theo từng năm. Người dân đã mất công đến tận các đại lý bảo hiểm y tế để mua, nhưng gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, sau này việc thuyết phục càng khó hơn. Họ khó có thể quay lại lần nữa.
Quan điểm của Vụ là đơn giản nhất thủ tục, đáp ứng nhu cầu người tham gia. Ai đã có thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện thì vẫn tiếp tục tham gia mà không bị rào cản phải mua theo hộ gia đình. Tinh thần giai đoạn này là người dân khai như thế nào thì chấp nhận hiện tại như thế.
“Không thể bắt họ gọi con mình từ tỉnh xa về chỉ để chứng minh. Phần việc tiếp theo là của cơ quan quản lý. Về công cụ quản lý, phần việc nào mình có thể làm được thì không nên bắt người dân thực hiện. Ví dụ chủ hộ khai một người con làm ở Bình Dương đã có thẻ bảo hiểm y tế thì cơ quan quản lý chỉ cần tra trên hệ thống là có thể xác minh thông tin này”, ông Khảm nói.
Ngày 14/5, Vụ Bảo hiểm Y tế tiếp tục họp bàn cùng với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhằm đơn giản hóa các thủ tục đăng ký. Dự kiến, các bên sẽ ban hành văn bản hướng dẫn mới trong đó quy định người dân sẽ không cần phải photo thẻ bảo hiểm y tế, giấy tạm trú tạm vắng... của các thành viên khác trong gia đình.
Ông Khảm đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các đia phương để thực sự bao phủ bảo hiểm y tế đến mọi người dân theo lộ trình. Mỗi nơi cần xác định rõ tỉnh mình đang gặp phải vấn đề gì; từ đó có giải pháp cụ thể. Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi quy định 5 nhóm đối tượng, hiện tỷ lệ tham gia thấp ở nhóm cận nghèo, doanh nghiệp đặc biệt là tư nhân, đối tượng mua theo hộ gia đình; từ đó có giải pháp phù hợp.
Ví dụ, Quảng Nam- một tỉnh không giàu về kinh tế nhưng từ mấy năm nay đã hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế 30% mức đóng còn lại, 70% đã được Nhà nước hỗ trợ. Tương tự Quảng Ninh cũng lên kế hoạch hỗ trợ nhóm này ở mức tương tự.
Bình luận của bạn