Người dân xã Mỹ Chánh đạp xe qua xã Mỹ Thọ mua từng can nước sạch về dùng - Ảnh: Văn Lưu
Bơi lúc nắng nóng, người đàn ông chết đuối ở hồ Linh Đàm
Hà Nội hạ nhiệt, xuất hiện thời tiết nguy hiểm
2 người đột tử khi làm đồng, nghi do nắng nóng
Bí kíp giữ sức khoẻ cho bà bầu ngày hè
Theo Phòng NN-PTNT, toàn huyện có hơn 1.100 ha lúa, 1.000 ha cây trồng cạn bị thiếu nước, khả năng giảm năng suất từ 70% trở lên và nhiều xã thiếu nước sinh hoạt như Mỹ Chánh (1.500 hộ), Mỹ Chánh Tây (300 hộ), Mỹ Phong (500 hộ… Người dân xã Mỹ Chánh phải sang các xã lân cận để mua nước sạch về dùng, do nắng nóng, 70% giếng nước trong xã bị nhiễm mặn và nước ngầm trên sông La Tinh cạn kiệt nên Nhà máy nước sạch xã Mỹ Chánh chỉ hoạt động cầm chừng, không cấp đủ nước cho người dân. Nước khan hiếm, giá nước tăng khiến cuộc sống của nhiều gia đình nông dân gặp khó khăn. “Hàng ngày, gia đình tôi phải mua 1.000 đồng/can 20 lít để dùng cho việc nấu cơm, nước uống, còn nước tắm, giặt mua 500 đồng/can 20 lít. Việc gì cần thiết lắm mới dùng nước ngọt, không thì dùng nước nhiễm mặn! Dẫu vậy, mỗi ngày ít nhất cũng hết 11 can”, ông Dương Công Mót (57 tuổi, ở thôn An Xuyên 1, xã Mỹ Chánh) kể.
Người dân xã Mỹ Tài (H.Phù Mỹ) cũng đang gồng mình chống hạn, đào vét khắp nơi để tìm nguồn nước ngầm cứu lúa, mong tránh một vụ mùa trắng tay. Thậm chí, nhiều người dù biết đang đối mặt với nguy cơ thiếu ăn nhưng đành phải cắt bỏ lúa cho trâu bò ăn vì không còn nước tưới.
Đến nay, Sở NN-PTNT Bình Định thống kê trên địa bàn có 7.682 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, 4.628 ha lúa hè thu ảnh hưởng nắng hạn... “Nếu xảy ra nắng hạn, không chỉ có H.Phù Mỹ mà toàn tỉnh Bình Định sẽ có gần 10.000 hộ dân sẽ thiếu nước sinh hoạt”, ông Nguyễn Văn Tánh - Giám đốc Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bình Định, lo lắng.
Bình luận của bạn