Cha mẹ phải theo dõi nhiệt độ của cơ thể trẻ khi trẻ bị sốt
Sốt phát ban và sởi khác nhau như thế nào?
Thuốc chống sốt rét kháng thuốc
Trẻ bị sốt cao có nên tự ý dùng thuốc chống co giật?
Tạm ngừng sử dụng các thuốc gây sốc phản vệ, co giật, khó thở…
Trả lời:
Bác sỹ NguyễnTiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết:
Chào bạn! Co giật do sốt cao thường gặp ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là trẻ sơ sinh thì không bị co giật do sốt cao. Nếu để trẻ sốt quá cao, nguy cơ co giật vẫn xuất hiện như thường. Nhiệt độ xuất hiện co giật là từ 40 độ C trở lên. Nếu để sốt đến 41 độ C, gần 100% trẻ sẽ bị co giật. Đại đa số co giật do sốt thường khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này.
Cần phân biệt giữa co giật so sốt cao và bệnh động kinh. Trong trường hợp co giật do sốt, cơn co giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, cơn co giật có thể xuất hiện khi sốt và khi không sốt.
Khi trẻ bị co giật do sốt bạn cần phải ngay lập tức hạ thân nhiệt cho trẻ: Nới rộng quần áo; Đặt trẻ ở trong phòng thoáng khí, tránh gió lùa; Chườm mát toàn thân... Nếu bạn đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà không hiệu quả, cơn co giật kéo dài hơn 5 phút thì cần đưa trẻ đến bác sỹ để dùng thuốc cắt cơn co giật.
Ở những trẻ đã có bệnh động kinh đang điều trị, sốt cũng là một yếu tố làm cơn co giật tái diễn. Do đó, ngoài việc tránh cho trẻ không bị sốt thì cha mẹ cần cho trẻ dùng thuốc kháng động kinh theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn