Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi?

Cha mẹ không được tự dùng thuốc thông mũi cho bé

Ngạt mũi, ù tai báo hiệu ung thư vòm họng!

Không "lạm dụng" oxymetazoline chữa ngạt mũi

7 cách chữa ngạt mũi hiệu quả

Dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé như thế nào?

Trả lời:

Bác sỹ Nguyễn Thị Oanh Tuyết - Khoa Tổng hợp 1, BV Nhi Đồng 2, TP.HCM, cho biết:

Chào bạn! Ngạt mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Bởi khi tronng bụng mẹ, trẻ sống trong môi trường vô khuẩn nên khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài trẻ rất dễ bị virus, vi khuẩn có hại xâm nhập, vì vậy mà dẫn đến tình trạng bé bị ngạt mũi, sổ mũi. Khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi, các bà mẹ ai cũng lo lắng vì kèm theo đó là hiện tượng kém ăn, bỏ bú… Bạn đã dùng nước muối sinh lý nhỏ cho cháu là hoàn toàn hợp lý, tuy nhiên cách nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến việc điều trị.

Cách làm sạch mũi trẻ bằng nước muối sinh lý đúng cách: Đặt bé nằm trên đùi mẹ, đầu hơi ngả về sau. Nhẹ nhàng nhỏ hai đến ba giọt nước muối vào mỗi lỗ mũi của trẻ (tránh chạm trực tiếp ống nhỏ vào mũi trẻ để hạn chế nhiễm khuẩn). Sau khi nhỏ xong, mẹ tiếp tục giữ bé ở tư thế đầu ngả về sau một vài phút. Sau đó nâng đầu em bé dậy và hỗ trợ lấy nước mũi ra cho trẻ bằng dụng cụ hút mũi. 

Khi trẻ có dấu hiệu ngạt mũi thì rất có thể trẻ đã bị cảm cúm. Việc rửa mũi cho trẻ chỉ là biện pháp tạm thời giúp trẻ giảm ngạt mũi chứ không làm khỏi hẳn triệu chứng ngạt mũi do cảm cúm mà trẻ đang mắc phải. Như vậy, ngay cả khi bạn bắt đầu rửa mũi cho bé vào ngày đầu tiên trẻ có dấu hiệu ngạt mũi thì hiện tượng ngạt mũi vẫn có thể kéo dài đến 2 tuần.

Để chăm sóc bé bị ngạt mũi, bạn cần giữ ấm cho bé đặc biệt là các bộ phận ngực, cổ họng, tay chân. Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi rất khó chịu vì vậy việc trẻ bú kém là rất bình thường, cần phải duy trì lượng sữa đủ cho bé bằng cách cho trẻ bú nhiều lần bất cứ khi nào trẻ muốn, trước khi cho trẻ bú  nên nhỏ mũi và hút mũi cho bé để mũi được thông thoáng và bú được nhiều hơn.

Ngoài ra, chỉ được dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc nhỏ mũi khác khi được sự đồng ý của bác sỹ. Tuyệt đối không được dùng miệng hút mũi cho bé vì miệng người lớn chứa rất nhiều vi khuẩn rất dễ lây bệnh cho bé. Nếu tính trạng bệnh không tiến triển mà kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được theo dõi và điều trị.

Chúc bé mau chóng khỏe mạnh!

Thanh Tú H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị