Khám tai mũi họng định kỳ để phát hiện sớm và phòng ngừa ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng gia tăng do... "yêu" bằng miệng
Nguy cơ ung thư từ thiết bị phẫu thuật cổ tử cung
Bệnh nhân ung thư cần được trấn an tâm lý
Đừng nhầm ung thư với bệnh trĩ
Ung thư vòm họng xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong vòm hầu, khu vực phía sau khoang mũi và phần trên của họng. Vì các tính chất đặc biệt của nó, ung thư vòm họng thường được nhắc đến như một loại ung thư riêng biệt với các ung thư khác ở vùng đầu – cổ.
Nguyên nhân chính gây ra ung thư vòm họng chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo nghiên cứu thì các yếu tố sau đây có nguy cơ gây ra bệnh ung thư vòm họng:
Các yếu tố môi trường: Nghề nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất (đặc biệt là các hydrocacbon thơm), ăn nhiều cá muối và các thức ăn lên men (dưa, trứng, các loại củ) được xem là những yếu tố nguy cơ cao gây mắc bệnh ung thư vòm mũi họng.
Virus epstein-barr: Gene của virus epstein-barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.
Thuốc lá, rượu: Cũng được xem là yếu tố nguy cơ gây mắc bệnh này.
Yếu tố di truyền: Các nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy có liên quan giữa mất gene ức chế u ở những bệnh nhân ung thư vòm họng.
Tuổi và giới: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thấp nhất là 5 tuổi và cao nhất là 85 tuổi. Tuy nhiên, lứa tuổi hay gặp nhất từ 30 - 55, chiếm tỷ lệ 70%. Theo các chuyên gia, ung thư vòm họng hay gặp phải ở nam giới, tuổi từ 40 - 60, nhất là ở những người hay sử dụng thuốc lá, rượu bia.
Ù tai cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng
TS.Ngô Thanh Tùng, Bệnh viện K (Bệnh viện U bướu Trung ương) cho biết: “Triệu chứng sớm của ung thư vòm họng rất ít được thể hiện và khó phát hiện. Do đó, đối với những bệnh nhân trên 40 tuổi, có tiền sử uống rượu bia, hút thuốc lá nếu thấy có bất thường như: Ngạt mũi, ù tai, đau đầu, xì mũi có máu, chảy máu cam… nên đi khám chuyên khoa để xác định rõ ràng. Đôi khi, ung thư vòm họng có biểu hiện di căn sớm, có hạch ở cổ hoặc góc hàm”.
Đến giai đoạn cuối của ung thư vòm họng mà chưa được phát hiện thì bệnh này sẽ di căn ra toàn bộ khoang miệng. Trong giai đoạn cuối, ung thư vòm họng di căn ở phạm vi mắt, não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương. Nếu phát hiện triệu chứng nặng ở một trong những bộ phận như xương cố định bị đau, đờm có máu, thường xuyên đau ngực, nhãn cầu lồi, thị lực giảm... cho thấy bệnh đã di căn.
Cho đến nay, “biện pháp hiệu quả để điều trị ung thư vòm họng giai đoạn sớm vẫn là xạ trị. Đối với giai đoạn tiến triển tại chỗ, việc xạ trị đơn thuần cho thấy tỷ lệ tái phát và di căn sau điều trị rất cao. Với phương pháp phẫu thuật, trong trường hợp này không được coi là tối ưu bởi vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp nên chỉ có thể áp dụng để sinh thiết hạch chẩn đoán mô bệnh học hoặc lấy hạch còn lại sau khi xạ trị”, bác sỹ Tùng cho biết thêm.
Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị được áp dụng chỉ có thể làm ổn định bệnh lâu dài và rất khó để điều trị khỏi hẳn. Do đó, thay vì để có bệnh rồi mới chữa, mọi người nên có biện pháp phòng bệnh bằng cách vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là răng miệng nếu muốn phòng tránh ung thư vòm họng.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, có chế độ làm việc sinh hoạt hợp lý để nâng cao sức khỏe.
- Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích, hạn chế ăn các thức ăn lên men như dưa muối, cà muối…
- Điều trị sớm những viêm nhiễm ở đường mũi họng.
- Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng tai mũi họng như đau đầu kéo dài, xì máu mũi, ù tai, hạch cổ to… nên đi khám chuyên khoa Tai mũi họng sớm để được nội soi vòm, loại trừ bệnh.
Bình luận của bạn