Ngồi lâu, đứng dậy bị choáng là triệu chứng của bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng choáng váng khi đột ngột đứng lên.

Chóng mặt, choáng váng do huyết áp thấp có chữa khỏi không?

6 nguyên nhân phổ biến nhất làm hạ huyết áp của bạn

Đau đầu hàng ngày có nguy hiểm không?

Tôi giải thích thêm một chút. Tôi có thói quen hay ngồi dựa đầu vào tường và điều trị viêm kết mạc mạn tính chỉ khỏi triệu chứng như: Ngứa, khô mắt, nhưng các mạch máu không biến mất. Ngoài bị viêm kết mạc, viêm bờ mi, tôi còn bị cận rất nặng. Vì vậy, khi nhìn mọi vật ngoài ánh sáng ngoài trời, tôi phải điều tiết 2 con mắt để nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, khi nhìn vẫn thấy có lốm đốm sao.

Chào bạn!

Không biết, tình trạng choáng của bạn đã xảy ra lâu chưa? Bạn bị từ trước khi điều trị viêm kết mạc, viêm mi, hay sau khi dùng thuốc thì mới bị như vậy?

Tuy nhiên, triệu chứng choáng váng, hoa mắt là khá phổ biến và nhiều người cũng gặp phải. Sở dĩ bị triệu chứng này chủ yếu do thay đổi áp lực tư thế ngồi và đứng.

Thực tế, khi đứng lên đột ngột, lực hấp dẫn kéo máu về phía bàn chân, khiến huyết áp bị hạ tạm thời. Nếu cơ thể trở về huyết áp bình thường đủ nhanh, bạn sẽ không thấy mệt. Trong trường hợp mạch máu giãn nhiều, quá trình trên sẽ bị trì hoãn, khiến lượng máu tới não giảm và bạn bị choáng trong chốc lát. Để hạn chế tình trạng bị choáng thì bạn không nên đứng lên đột ngột.

Qua thư của bạn, tôi được biết, hiện bạn đang dùng một vài loại thuốc điều trị mắt. Để chắc chắn các loại thuốc bạn đang dùng có hay không ảnh hưởng đến tình trạng bạn bị choáng hiện nay, bạn nên trao đổi với bác sĩ kê đơn thuốc điều trị mắt cho bạn về tình trạng này. Nếu có, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn các loại thuốc thay thế. 

Tuy nhiên, trường hợp choáng khi đứng lên của bạn cũng không loại trừ là do bệnh lý. Một số trường hợp bị choáng như bạn là do bị hạ huyết áp gây nên, hoặc do thiểu năng tuần hoàn não do xơ vữa động mạch

Trước hết, bạn nên đi kiểm tra huyết áp để chắc chắn rằng, tình trạng bị choáng khi đột ngột đứng lên có phải do tình trạng huyết áp thấp gây nên hay không? Nếu nguyên nhân không phải do huyết áp thấp và thuốc bạn đang điều trị viêm kết mạc mắt gây ảnh hưởng thì bạn cần đến bệnh viện khám để biết rõ nguyên nhân gây nên tình trạng trên bạn nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị