Nguyên nhân khiến bạn bị hạ huyết áp, huyết áp thấp
Trước khi dùng thuốc, hãy áp dụng cách hạ huyết áp tự nhiên sau
Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng huyết áp thấp?
Biện pháp tự nhiên chữa tăng huyết áp trong thai kỳ
Hạ huyết áp thế đứng + Parkinson = Suy giảm nhận thức
Mất nước
Trong trường hợp bạn bị mất nước và cảm thấy mệt mỏi, đó có thể là do bạn đang bị hạ huyết áp. Trong một số trường hợp, mất nước trầm trọng do tiêu chảy và nôn mửa kèm với việc thiếu chất dinh dưỡng... sẽ có thể dẫn đến hạ huyết áp.
Một số phụ nữ mang thai có thể bị hạ huyết áp trong vài tuần đầu của thai kỳ. Nguyên nhân là do sự hiện diện của hàm lượng hormone progesterone cao trong máu làm giãn mạch máu và dẫn đến hạ huyết áp.
Các vấn đề về nội tiết
Những người gặp phải các vấn đề về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp và có lượng đường trong máu quá thấp cũng có thể thường xuyên phải đối mặt với tình trạng hạ huyết áp.
Thuốc men
Các loại thuốc có thể làm hạ huyết áp của bạn bao gồm: Thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm và các loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim và rối loạn lo âu. Dùng quá liều thuốc hạ huyết áp cũng có thể làm huyết áp của bạn giảm xuống dưới mức bình thường và dẫn đến huyết áp thấp.
Một số vấn đề sức khỏe thường gặp
Các số vấn đề sức khỏe thường gặp có thể làm hạ huyết áp của bạn bao gồm: Suy tim, thiếu máu (do thiếu vitamin B12), rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng gan và sốc phản vệ. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng huyết nặng và phì đại mạch máu cũng có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp.
Các nguyên nhân khác
Bạn cũng có thể sẽ bị hạ huyết áp do sự thay đổi nhiệt độ cơ thể (nhiệt độ cơ thể quá thấp hoặc quá cao). Ngoài ra, tình trạng mất máu do chảy máu quá nhiều cũng có thể làm giảm mức độ huyết áp của bạn.
Về mặt y khoa, huyết áp thấp thường được coi là nguy hiểm nếu nó có liên quan đến các triệu chứng như: Chóng mặt, buồn nôn, ngất xỉu hoặc mờ mắt. Nếu tình trạng hạ huyết áp liên tục kèm theo các triệu chứng nêu trên thì bạn cần đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt.
Bình luận của bạn