Người dân mòn mỏi chờ nước sạch

Nước sinh hoạt của người dân Bách Thuận đều nhiễm asen

Hà Nội: Trắng đêm "canh" nước sạch

Hà Nội tiếp tục tăng giá nước sạch

Đường ống dẫn nước sạch sông Đà vỡ lần thứ 7

Nguồn nước sạch về 3 "vùng khát"

Đau đầu tìm nguồn nước sạch bổ sung cho Hà Nội

Nguồn nước nhiễm asen gấp 10 lần

Theo Trạm y tế xã Bách Thuận, thời gian gần đây, trên địa bàn, số người chết vì bệnh ung thư tăng nhanh. Trong 3 năm toàn xã có 54 người chết vì ung thư. Năm 2012, xã có 15/74 người chết vì ung thư (20,2%). Năm 2013, tỷ lệ này là 23/86 (27%). Trong 10 tháng đầu năm nay là 16/64 (25%). Bà Trịnh Thị Hà, trưởng trạm y tế xã cho biết, hiện còn vài chục trường hợp đang sống lay lắt vì căn bệnh quái ác này. Ngoài ung thư, tỷ lệ mắc các bệnh về tiêu hóa, viêm nhiễm tại đây cũng cao gấp nhiều lần các xã lân cận.

Sở dĩ có tình trạng này là do nguồn nước ở đây bị nhiễm độc. Số liệu đo đạc của Trung tâm tài nguyên Nước và Khoáng sản (Sở TN-MT tỉnh Thái Bình) cho thấy, mẫu nước lấy từ 8 thôn của xã đều có nhiễm asen vượt gấp mười lần mức cho phép trở lên. Trong khi đó, hiện 2.800 hộ dân Bách Thuận không có cách nào tìm được nguồn nước sạch. Người dân địa phương cho biết, năm nào dân cũng đề nghị chính quyền xây dựng, cung cấp nguồn nước sạch nhưng mãi vẫn không thấy triển khai.

Người dân Bách Thuận đã tự đi tìm các doanh nghiệp xây dựng nước sạch và được một số đơn vị về tìm hiểu nhưng rồi lại... bỏ đi vì không muốn đầu tư. Do địa hình xã Bách Thuận phân tán rộng trên gần 1.000 ha, mỗi gia đình là một ốc đảo, nếu xây dựng nhà máy nước sạch ở đây, phải đầu tư đường ống dài, tốn kém, không có lãi.

Dự án nước sạch dang dở vì thiếu vốn

Đầu năm 2013, hy vọng của người dân lóe lên, khi Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Xuân Phúc (Công ty Xuân Phúc) quyết định về đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch công suất 2.500m3/ngày, tổng vốn đầu tư  21 tỷ đồng. Đại diện doanh nghiệp này hứa sẽ có nước sạch vào tháng 5.2014. Ngay lập tức, dân Bách Thuận hăng hái đóng góp được 1,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay đã qúa thời hạn nửa năm mà người dân mới chỉ thấy được một tháp nước và hệ thống đường ống đang xây lắp dở dang.

Theo ông Đỗ Quang Phúc - Giám đốc Công ty Xuân Phúc, thì trước khi nhận dự án này, ông Phúc đã được UBND tỉnh Thái Bình cũng như Ngân hàng phát triển Việt Nam hứa sẽ hỗ trợ cho vay vốn nhưng sau đó lại từ chối. “Hàng chục tỷ đồng đầu tư ban đầu của tôi và của dân Bách Thuận đóng góp giờ đều nằm đắp chiếu ở đấy", ông Phúc bày tỏ.

Mặc dù, Công ty này thỏa thuận trong hợp đồng là đến hạn mà không cấp nước tới hộ dân thì sẽ trả lại 100% số tiền đã thu. Tuy vậy, người dân vẫn không muốn đòi lại tiền vì khát khao của họ là có nguồn nước sạch. Ông Trần Văn Lượng, ở thôn Liên Hồng tâm sự: “Chúng tôi hy vọng công ty Xuân Phúc được vay tiền để làm dự án chứ không muốn đòi lại tiền vì không muốn chết dần vì ung thư.”

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Kim Sáu - Phó Chủ tịch UBND xã Bách Thuận, lo lắng: “Mỗi ngày chưa có nước sạch là mỗi ngày người dân ở đây phấp phỏng tự hỏi bao giờ căn bệnh ung thư sẽ tìm đến nhà mình. Nhưng xã nghèo, dân nghèo nên chỉ đành trông chờ vào dự án của Công ty Xuân Phúc”. Ông Sáu cũng thừa nhận, tại các kỳ họp HĐND, họp dân vừa qua, ở Bách Thuận, hầu hết chất vấn, đề nghị của người dân chỉ tập trung vào việc làm sao sớm cấp vốn cho dự án nước sạch đi vào hoạt động. “Nhưng cấp xã không đủ thẩm quyền giải quyết, chúng tôi cũng chỉ biết gửi kiến nghị của dân đến các cơ quan cấp trên”, ông Sáu lý giải.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội