
Không tiêm vaccine hoặc quy trình tiêm vaccine chưa đúng.
Theo các chuyên gia y tế, trước khi có tiêm chủng, tỷ lệ trẻ mắc VNNB khá cao. Từ khi có vaccine phòng VNNB, tỷ lệ trẻ bị viêm não đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, vaccine ngừa viêm não Nhật Bản sản xuất trong nước được làm từ virus đã được làm yếu đi, nên không có khả năng vaccine này gây ra bệnh viêm não cho trẻ sau khi tiêm. Do lo ngại tai biến nên hiện nay nhiều phụ huynh không cho con đi tiêm phòng.
Tại các BV, nhiều bệnh nhi mắc viêm não, VNNB đều chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Trong khi đó, tại thời điểm này nguy cơ mắc bệnh là rất cao, bởi mùa hè là những tháng cao điểm của bệnh viêm não nói chung và VNNB nói riêng khi những loại côn trùng trung gian truyền bệnh như muỗi phát triển nhiều.
Hiện BV Nhi TƯ chưa có phân tích cụ thể về tình trạng tiêm vaccine của số bệnh nhân dương tính với VNNB Tuy nhiên, trong buồng cấp cứu của khoa Truyền nhiễm có buồng 4 bệnh nhân viêm não thì có tới 3 ca chưa tiêm vaccine và 1 ca không rõ tiền sử tiêm chủng.
Vaccine viêm não được khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, nhắc lại sau một tuần, tiêm mũi thứ 3 sau một năm và có thể tiêm nhắc lại sau 3-4 năm cho đến 15 tuổi, đặc biệt các vùng có nguy cơ cao trẻ được tiêm phòng viêm não Nhật Bản miễn phí. Tuy nhiên, việc tiêm phòng viêm não Nhật Bản chưa được các bậc phụ huynh và các cơ sở y tế chưa quan tâm đến việc tiêm vaccine theo đúng lịch vì vậy hiệu quả của vaccine chưa cao.
Quản lý nguồn lây nhiễm
Virus VNNB phát triển tốt trong cơ thể muỗi ở nhiệt độ 27- 30 độ C , nếu dưới 20 độ thì sự phát triển của virus dừng lại. Đó chính là lý do VNNB chỉ xảy ra vào mùa hè ở các nước nhiệt đới.
Muỗi là thủ phạm chính, là côn trùng trung gian truyền bệnh nguy hiểm.Có nhiều loài muỗi có khả năng truyền bệnh, nhưng chủ yếu vẫn là hai loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Hai loài muỗi này thường sống ở ruộng lúa nước và chập choạng tối sẽ bay đến nơi có người và súc vật sinh sống để hút máu.
Khí hậu với những yếu tố nhiệt độ và mưa cũng có ảnh hưởng đến tình hình bệnh. Vào mùa mưa, ruộng lúa đầy nước tạo điều kiện tốt cho muỗi sinh sản và phát triển mạnh trong thiên nhiên, trùng hợp với thời điểm bệnh xảy ra nhiều. Tuy nhiên mọi người vẫn chưa có biện pháp chủ động để phòng chống trung gian truyền bệnh này.
Lỗi của hệ thống phòng ngừa
VNNB là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vaccine và vệ sinh môi trường để muỗi không có môi trường sinh sống. Tuy nhiên công tác tuyên truyền của Bộ Y tế trong thời gian vừa qua chưa thực sự hiệu quả. Sau khi có thông tin về các trường hợp mắc VNNB, Bộ Y tế mới đưa ra những khuyến cáo. Vì vậy ,người dân không chủ động phòng chống VNNB, dẫn đến số ca VNNB gia tăng trong thời gian vừa qua.
Bình luận của bạn