Răng trẻ có thể bị ố vàng, xỉn màu vì nhiều nguyên nhân khác nhau
Những câu hỏi thường gặp khi chăm sóc răng sữa ở trẻ
Thứ tự mọc răng của trẻ: Mẹ cần biết để khỏi thấp thỏm đợi chờ
Răng vĩnh viễn mọc nhưng răng sữa vẫn chưa rụng phải làm sao?
Bố mẹ có biết vì sao phải giữ răng sữa của con lại không?
Tiến sỹ Thomas J. Salinas - Bác sỹ nha khoa tại Mayo Clinic (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Răng sữa, còn được gọi là răng nguyên thủy, thường trắng hơn răng vĩnh viễn của người lớn vì chúng bị vôi hóa nhiều hơn.
Răng sữa ở trẻ có thể bị đổi màu vì nhiều lý do như:
Đánh răng không đúng cách: Nếu bé đánh răng không đúng cách thì mảng bám có thể hình thành trên răng và dẫn đến tình trạng răng đổi màu.
Uống thuốc: Sử dụng thuốc hoặc các loại vitamin bổ sung có chứa sắt có thể gây ra các vết ố trên răng của bé. Người mẹ uống kháng sinh Tetracycline trong khi mang thai hoặc đang cho con bú cũng có thể khiến răng trẻ bị đổi màu.
Chấn thương răng: Nếu bé chỉ có một chiếc răng bị tối màu thì nó có thể là kết quả của việc chảy máu trong răng sau khi bị chấn thương.
Men răng yếu: Men răng yếu do thiếu sản men răng. Đây là một bệnh di truyền có thể ảnh hưởng đến sự hình thành men răng. Bệnh này có thể khiến răng sữa của trẻ bị đổi màu theo thời gian.
Răng nhiễm florua: Nếu sữa công thức là nguồn thực phẩm chính của trẻ thì việc thường xuyên pha sữa bột với nước có chứa florua có thể làm tăng nguy cơ phát triển các vệt trắng trên răng của trẻ.
Trẻ đang mắc bệnh: Một số trẻ có thể có răng sữa màu xanh hoặc vàng nếu hàm lượng biliburin trong máu của chúng quá cao.
Nếu răng sữa của trẻ bị đổi màu là do vệ sinh răng miệng kém thì việc đánh răng kỹ có thể giúp cải thiện tình trạng răng đổi màu. Trẻ dưới 3 tuổi không nên sử dụng kem đánh răng có chứa florua. Khi trẻ được khoảng 3 tuổi, lúc này bé đã học được cách nhổ kem đánh răng thì bạn có thể cho trẻ sử dụng một ít kem đánh răng có chứa florua. Tuy nhiên, lượng kem đánh răng mà bé sử dụng chỉ nên bằng hạt gạo.
Để bảo vệ răng miệng cho trẻ, bạn nên hạn chế cho trẻ uống nước đường, nước trái cây hoặc nước ngọt. Bạn cũng nên tập cho trẻ bỏ thói quen ngậm bình sữa trong lúc ngủ, nhất là vào ban đêm. Ngoài ra, không nên cho trẻ dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác vì điều này có thể làm lây lan vi khuẩn gây sâu răng. Nếu con bạn sử dụng núm vú giả, không nên nhúng nó vào mật ong hoặc đường trước khi cho trẻ ngậm.
Để xác định chính xác nguyên nhân khiến răng trẻ bị đổi màu, bạn nên đưa con đến gặp nha sỹ. Nha sỹ sẽ kiểm tra răng của trẻ để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng trên và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn