Răng sữa ở trẻ cũng quan trọng như răng vĩnh viễn
Sốt mọc răng ở trẻ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Có nên dùng gel giảm đau khi mọc răng cho bé?
Thứ tự mọc răng của trẻ: Mẹ cần biết để khỏi thấp thỏm đợi chờ
10 biện pháp giúp giảm đau khi mọc răng khôn
Khi nào bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên
Quá trình mọc răng có thể bắt đầu từ khi bé được 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp bé sẽ mọc chiếc răng đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Răng trẻ thường mọc theo cặp, 2 răng cửa trung tâm của hàm dưới thường mọc đầu tiên, sau đó đến 2 răng cửa trung tâm hàm trên, tiếp theo là răng hàm và sau đó là răng nanh. Bé có đủ mọc đủ răng khi được 3 tuổi.
Trẻ thường mọc răng cửa hàm dưới đầu tiên
Bé 8 tháng vẫn chưa mọc răng liệu có ổn không?
Bạn không nên lo lắng. Chiếc răng đầu tiên của trẻ có thể mọc trong khoảng thời gian từ 4 - 12 tháng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, chậm mọc răng có thể là dấu hiệu của rối loạn chuyển hóa. Khi bị rối loạn chuyển hóa, ngoài chậm mọc răng trẻ cũng sẽ có các vấn đề về tăng trưởng khác.
Bé chảy nước dãi và mút tay có phải mọc răng?
Chảy nhiều nước dãi và mút tay không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Khi trẻ được 4 tháng, bé sẽ thường cho tay hoặc đồ vật vào miệng để khám phá thế giới xung quanh. Cũng ở độ tuổi này, bé bắt đầu tiết ra nhiều nước bọt hơn và điều này có thể gây chảy nước dãi.
Bé bị sốt và tiêu chảy có phải do mọc răng?
Sốt và tiêu chảy cũng có thể là triệu chứng thường gặp khi trẻ mọc răng. Trẻ mọc răng thường bị sốt, tiêu chảy nhẹ, trẻ cũng thường xuyên bị chảy nước dãi. Tuy nhiên, bạn nên quan sát kỹ các triệu chứng vì sốt và tiêu chảy cũng có thể xảy ra do nhiễm trùng.
Sốt nhẹ, tiêu chảy nhẹ có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ sắp mọc răng
Bé kéo tai có phải dấu hiệu của mọc răng?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ kéo tai như: Có nhiều ráy tai, trẻ buồn ngủ, viêm tai, mọc răng. Nếu em chỉ thỉnh thoảng gãi tai, sốt nhẹ và không quấy khóc liên tục thì đó có thể là dấu hiệu của mọc răng. Tuy nhiên, nếu bé bị sốt từ trung bình đến cao và gần đây bị cảm lạnh, ngạt mũi thì có thể bé đang bị viêm tai giữa.
Vì sao nên chú ý đến việc chăm sóc răng sữa cho con?
Răng sữa có vai trò quan trọng với sức khỏe của trẻ. Nếu răng sữa không được chăm sóc đúng cách, nó có thể khiến trẻ bị sâu răng. Sâu răng có thể gây nhiễm trùng nướu và ảnh hưởng đến sức khỏe của răng vĩnh viễn. Thêm vào đó, chăm sóc răng miệng cho trẻ từ bé sẽ giúp hình thành thói quen tốt về răng miệng khi trưởng thành. Bạn có thể bắt đầu chăm sóc răng miệng cho bé ngay cả khi bé chưa có răng. Nên lau nướu cho trẻ mỗi ngày một lần bằng gạc ẩm. Khi bé mọc răng, hãy dùng gạc ướt để làm sạch răng sữa 2 lần một ngày và tập cho bé sử dụng bàn chải đánh răng.
Cha mẹ nên chú ý chăm sóc răng sữa cho trẻ
Khi nào trẻ có thể sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride?
Bạn có thể sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Ở độ tuổi này trẻ đã đủ lớn để không nuốt kem đánh răng. Tuy nhiên, khi sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride, bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ để tránh hiện tượng thừa fluoride.
Trẻ bú bình khi ngủ có bị sâu răng không?
Thói quen bú bình khi ngủ có thể khiến bé bị sâu răng. Sâu răng không được điều trị có thể gây đau răng, nhiễm trùng răng, mất răng sữa sớm và làm tăng nguy cơ sâu răng vĩnh viễn. Để hạn chế sâu răng do bú bình, bạn không nên cho trẻ đi ngủ với bình sữa. Nếu trẻ cần bú bình mới ngủ thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra khi bé đã ngủ. Nên tập cho trẻ uống bằng cốc càng sớm càng tốt. Khi uống sữa bằng cốc, đường trong sữa sẽ không đọng lại trên răng, hơn nữa bé không thể đòi mang ly sữa lên giường khi đi ngủ. Nếu có thể, nên cho trẻ thôi bú bình khi được hơn 1 tuổi.
Bình luận của bạn