Phụ nữ Nhật thích kết hôn với nhà sư

Ở Nhật Bản, nhà sư được quyền kết hôn như người thường

"Tu" thì "ân ái" thế nào? (P.2)

"Tu" thì "ân ái" thế nào? (P.1)

Hỏi đáp về đạo Phật: 5 phút thông tỏ

Độc đáo lễ hội 'Tuyệt vời Nhật Bản' tại TP.HCM

Nhà sư Nhật Bản được phép kết hôn

Người đầu tiên khởi xướng việc các nhà sư được phép kết hôn là nhà sư Saichô (sinh năm 767, mất năm 822), là người sáng lập ra trường tu Tendai sau nhiều năm tới Trung Quốc theo dòng tu Tiantai. Sau đó, cũng có một vài nhà sư thuộc các dòng tu Jôdo Shinsh kết hôn nhưng hiện tượng này vẫn chưa phổ biến. Chỉ tới khi nó được đưa chính thức vào đạo luật. Vào thời Minh Trị, đạo luật Nikujiku Saitai đã được thông qua, cho phép các nhà sư hoặc người tu hành theo bất cứ dòng tu theo đạo Phật nào tại đất nước này đều được kết hôn và có con như bất cứ người bình thường nào.

Hiện nay, dân số của Nhật Bản ngày càng già, tỷ lệ kết hôn và sinh con thấp. Vì thế, việc tìm kiếm người tiếp quản các ngôi chùa theo đạo Phật là một yêu cầu cấp thiết. Số liệu thống kê từ Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy, năm 2010, có tới 41,9% các ngôi chùa ở nước này chưa tìm được người tiếp quản và chịu trách nhiệm về các hoạt động tại chùa.

Vì thế, nhiều khu vực khắp Tokyo và trên toàn Nhật Bản thường lên kế hoạch tổ chức các buổi gặp gỡ mai mối cho các nhà sư và các cô gái để kết mối nhân duyên.

Muốn yên ổn thì nên kết hôn với nhà sư

Những bà mẹ ở Nhật Bản thường khuyên con gái rằng: “Lấy nhà sư rất tốt, có thể tu tại gia giúp ta hiểu thêm về Phật pháp và đạo lý cuộc đời”.

Nhiều phụ nữ trẻ khác cho biết họ muốn kết hôn với nhà sư cho yên ổn. Nhà sư sở hữu một ngôi chùa của riêng mình thì cuộc sống của hai vợ chồng sẽ ổn định. Cô sẽ không phải nơm nớp lo việc chồng bị thất nghiệp vì công ty giảm bớt nhân công như những người có chồng làm việc tại các công ty.

Một ngôi chùa tại Nhật Bản

Nhà sư có thể nuôi vợ con, vậy thu nhập của họ đến từ đâu?

Đầu tiên là do bán đất làm mộ táng. Đây là một loại hình “kinh doanh” siêu lợi nhuận ở một quốc gia đất chật người đông như Nhật Bản. Một khoảnh đất để xây mộ có giá tới mấy triệu Yên. Hơn nữa, theo tập quán của người Nhật, mộ của người thân mai táng trong chùa, tuy đã trả tiền mua đất, song hàng năm đều phải trả tiền để các nhà sư chăm sóc phần mộ giúp. Nếu không mua đất trong chùa thì có thể mua đất thuộc quyền sở hữu của nhà chùa. Từ xưa, các Shogun và chư hầu đều có tập quán tặng đất cho nhà chùa như một thứ lễ vật để cầu phúc hoặc sám hối. Những khu đất đó, qua bao đời, đến nay, vẫn thuộc sở hữu của nhà chùa.

Thứ hai, tín ngưỡng tôn giáo của người Nhật khá độc đáo. Khi còn sống, nhiều người theo Cơ Đốc giáo, Thần đạo, hoặc vô thần, nhưng sau khi chết thì nhất định trở thành tín đồ Phật giáo để được về miền Tây Thiên cực lạc. Muốn trở thành tín đồ đạo Phật, cần phải trải qua nghi thức đưa người chết vào chùa để nhà sư đặt cho một pháp hiệu, nếu không Phật tổ sẽ không thu nhận. Thông thường, muốn có một pháp hiệu phải trả hàng trăm ngàn Yên. Nếu không có pháp hiệu thì nhà chùa sẽ không bán đất làm mộ táng cho.

Thứ ba, các nhà sư đi làm Phật sự và đọc kinh cũng có một khoản thu không nhỏ. Khi có người chết, người ta thường mời nhà sư đến làm lễ và đọc kinh. Khi xong việc, họ được hậu tạ một khoản tiền. 

An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thức