Sau thông tin rau muống bào ngâm hóa chất bị phát hiện, giá bán rau muống nước tại Bình Mỹ giảm mạnh, chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg rau - ảnh minh họa
Truy tìm người ngâm rau muống bào với hóa chất độc
Truy tìm người ngâm rau muống bào với hóa chất độc
Những ai không nên ăn rau muống?
Tưới nhớt thải lên rau muống để diệt sâu vì giá rẻ
Trước đó, sau khi một cơ sở rau muống bào ngâm hóa chất bị phát hiện tại xã Bình Mỹ (Củ Chi), Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM chỉ đạo Đội QLTT huyện Củ Chi kiểm tra các điểm bào rau muống ở địa phương này.
Tại thời điểm kiểm tra, hộ ông Nguyễn Văn Thư (ấp 6, xã Bình Mỹ) - từng bị phát hiện tẩm hóa chất vào rau muống bào đã ngưng hoạt động. Hai cơ sở khác được kiểm tra không phát hiện sai phạm.
Sau thông tin rau muống bào ngâm hóa chất bị phát hiện, giá bán rau muống nước tại Bình Mỹ giảm mạnh, chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg rau, giảm hơn 3.000 - 4.000 đồng/kg so với trước, sản lượng tiêu thụ cũng giảm hơn 30%.
Tại các chợ, việc buôn bán loại rau này khó khăn hơn. Bà Nguyễn Thị Bê - chủ sạp rau tại chợ Căn Cứ (Q.Gò Vấp) - cho biết những ngày gần đây chỉ bán được 10 - 15kg/ngày, giảm hơn phân nửa so với trước.
Theo bà Bê, để phân biệt rau muống bào ngâm hóa chất, khách hàng nên quan sát màu của rau muống. Cọng rau muống bào ngâm hóa chất thường có màu xanh bóng, giòn và để lâu vẫn xanh, thậm chí 4 - 5 ngày vẫn không bầm, đặc biệt khi rửa thấy nổi bong bóng nhiều.
Còn loại rau muống bào bình thường không có sử dụng hóa chất thì rau mềm hơn, màu xanh, dai hơn và thời gian chưa tới 1 ngày sẽ bị thâm và nhũn.
Chi Cục QLTT TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo Đội QLTT huyện Củ Chi tăng cường kiểm tra và phối hợp với Trung tâm Bảo vệ thực vật giám sát, 2 lần/tuần xuống ruộng lấy mẫu đất, kiểm tra nhanh để tìm ra các hóa chất độc hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nhớt có trong rau muống nhằm kịp thời ngăn chặn.
Các cơ quan chuyên môn cũng cho biết sẽ tăng cường kiểm tra giám sát các chợ rau, điểm bán kinh doanh rau muống trên địa bàn để ngăn chặn hành vi vi phạm, xử lý theo quy định.
Trước đó, Sở NN&PTNT TP.HCM đã triển khai trồng hơn 100ha rau muống nước VietGAP tại xã Bình Mỹ nhưng chưa được người dân quan tâm do lo ngại đầu ra và giá bán sản phẩm.
Bình luận của bạn