- Chuyên đề:
- Phong thủy ngày Tết
Tặng tiền lì xì là một nét đep văn hóa của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về
Muôn hình vạn trạng tiền hình khỉ lì xì Tết Bính Thân
Giấu ma tuý trong túi lì xì ngang nhiên lượn phố
Dạy con ứng xử với tiền lì xì Tết
Chúc Tết, lì xì công nhân vệ sinh
Tặng tiền mừng tuổi vào dịp đầu năm, hay những dịp lễ, là một phong tục phổ biến ỏ các nưóc Á đông. Phong tục này vốn phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu vào dịp Tết Nguyến Đán, gọi là lì xì. Vào những ngày Tết người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ, bỏ trong phong bao màu đỏ in hoa văn rất đẹp thường có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi.
Lì xì ngày Tết thế nào cho đúng?
1. Đồng tiền lì xì phải là tiền mới và tốt nhất là số lẻ
Tiền mới mang ý nghĩa năm mới may mắn đón nhận muôn điều mới mẻ, muôn điều điều tốt đẹp nhất, xua tan những buồn phiền năm cũ. Tiền lì xì là số lẻ biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
2. Chỉ sử dụng phong bao màu đỏ
Theo truyền thống, màu đỏ mang năng lượng dương, là biểu tượng của hạnh phúc, may mắn và tài lộc. Trong dịp năm mới, từ nhà cửa, đồ trang trí, món ăn, quần áo,...mọi người đều chọn màu đỏ để hòa hợp với khí trời đầu Xuân. Trên thực tế, ý nghĩa của việc tặng lì xì nằm ở chiếc phong bao màu đỏ, chứ không phải tiền bạc bên trong. Vì vậy, hãy lựa đúng màu sắc phong bao may mắn. Bạn đừng cố chơi trội khi mua những loại bao lì xì màu sắc khác lạ.
Mùa đỏ là biểu tượng của hạnh phúc, may mắn và tài lộc vì vậy hãy chọn phong bao màu đỏ để việc lì xì ý nghĩa và đem lại may mắn cho người nhận
3. Không sử dụng bao lì xì cũ
Nhiều chị em hay giữ lại phong bao lì xì của con để tái sử dụng vào năm sau. Đó là lý do năm nay là năm con Khỉ mà có thể bạn nhận được phong bao con Ngựa hay con Dê, thậm chí còn in hẳn số năm rõ ràng. Điều này là một sự thiếu tôn trọng khi bạn đem đồ cũ tặng trong năm mới, cũng như không coi trọng người nhận.
4. Không đưa trực tiếp tiền mặt cho người nhận mà nên lồng vào bao lì xì.
Lì xì Tết là một nét đẹp văn hóa, vì vậy, việc trao và nhận lì xì cũng cần được thực hiện đúng tinh thần vốn có của nó để có thể gìn giữ và giúp phong tục lì xì Tết thêm phần ý nghĩa. Không nên đưa trực tiếp tiền mừng tuổi cho nhau mà nên xếp gọn gàng trong những phong bì đỏ thắm - màu sắc tượng trưng cho sự may mắn. Việc này cũng thể hiện sự tế nhị trong văn hóa giao tiếp, ứng xử của người Việt khi không muốn người nhận được lì xì so bì về sự ít nhiều của số tiền tượng trưng mà dẫn đến những điều không vui trong ngày Tết.
Không nên để bé bóc bao lì xì ngay trước mặt người tặng để tránh gây hiểu nhầm
5. Để tiền mới trong phong bao lì xì
Sử dụng tiền mới đại diện cho một sự khởi đầu tươi mới. Nó thể hiện sự thành tâm cầu chúc cho trẻ em, người già một năm mới tràn ngập những điều tốt đẹp, bỏ lại sau lưng những việc không hay của năm cũ.
6. Không nên cho quá nhiều tiền vào bao lì xì
Người lớn cũng không nên cho quá nhiều tiền vào phong bao lì xì và nên dạy cho trẻ biết trân trọng ý nghĩa sâu xa của phong tục này chứ không phải giá trị vật chất bên trong. Nên nhắc nhở trẻ khi nhận được tiền mừng tuổi cần cảm ơn và nói những lời chúc Tết tốt đẹp, không nên mở bao lì xì ngay trước mặt người tặng.
Phong tục lì xì ngày Tết mang ý nghĩa chúc phúc, nên không quan trọng ở mệnh giá tiền trong phong bao. Quan trọng là thái độ ân cần, vui vẻ, niềm nở của người mừng tuổi và trẻ em có có thái độ trân trọng, mừng rỡ biết nói lời cảm ơn và chúc Tết.
Bình luận của bạn