Dạy con ứng xử với tiền lì xì Tết

Cha mẹ cần dạy trẻ biết ứng xử đúng cách khi nhận tiền lì xì (Nguồn: Internet)

Chúc Tết, lì xì công nhân vệ sinh

Ý nghĩa và tục mừng tuổi đầu năm ở một số nước châu Á

Chọn tiền lì xì độc lạ Tết Ất Mùi

4 vị thuốc quý từ hoa ngày Tết

Dạy con cách nhận tiền lì xì

Dạy con cách nhận tiền lì xì không khó, chỉ cần bố mẹ làm gương con sẽ học hỏi theo. Bố mẹ có thể chuẩn bị những phong bao đẹp, tìm những tờ tiền mới với thái độ coi trọng. Bố mẹ có thể chỉ cho con, phong bao này để mừng tuổi ông bà nội, ông bà ngoại, những phong bao này để mừng tuổi những đứa trẻ trong nhà.

Không ai khác mà chính bố mẹ là người đầu tiên lì xì cho con. Trong lần đầu tiên đó và những lần sau, đừng quên lì xì cho con một phong bao đẹp với lời chúc thật hợp với con. Chỉnh con ngay nếu con không biết nhận bằng hai tay hay chưa biết nói lời cảm ơn. Thay vì để con vui mừng bằng giá trị tờ tiền, hãy để con vui vì được lì xì. Hãy hướng dẫn con cách cư xử khi được người lớn lì xì. Nhận lễ phép, biết nói lời cảm ơn, biết nhận lời chúc hay biết chúc lại vài câu.

Dạy con từ trước để có sẵn nề nếp trong gia đình, bạn sẽ không bao giờ phải bẽ mặt vì những tình huống do sự ngây ngô của con trẻ gây nên. Bên cạnh đó, khi con được nhận lì xì, đừng hỏi kỹ được nhận bao nhiêu rồi buông lời bình luận, khen người này hào phóng, chê người kia keo kiệt… Vì con sẽ học được những điều này rất nhanh.

Dạy con cách nhận tiền lì xì không khó (Nguồn: Internet)

Dạ con cách tiêu tiền lì xì 

Theo Thạc sỹ Tâm lý Nguyễn Thị Diệu Anh - Bệnh viện Nhi Đồng 1: “Các bậc cha mẹ đừng quá phiến diện cho rằng trẻ biết tiêu tiền đồng nghĩa với đua đòi, hư hỏng. Việc sử dụng đồng tiền có thể giúp bé phát triển trí thông minh, khả năng tính toán và quản lý cuộc sống. Chắc hẳn không ai đánh giá cao những đứa bé 12, 13 tuổi dù ngoan ngoãn nhưng lúng túng, bỡ ngỡ trong việc tự mua sắm vài món đồ dùng cho bản thân. Nó thể hiện sự thụ động, thiếu tự tin và yếu về kỹ năng sống. Việc làm cần thiết là phụ huynh khéo léo cùng trẻ vạch ra kế hoạch chi tiêu”.

Dạy cho trẻ về tính tiết kiệm và dùng tiền đúng chỗ theo từng lứa tuổi. Việc trẻ dùng tiền lì xì như thế nào có liên quan việc hướng dẫn cách trẻ sử dụng tiền trước đó:

- Đối với trẻ dưới 5 tuổi: Tập cho trẻ đếm với tiền thật, tiền mệnh giá thấp.

Cha mẹ cần dạy cho trẻ về tính tiết kiệm và dùng tiền đúng chỗ (Nguồn: Internet)

- Đối với trẻ từ 6 đến 10 tuổi: Cùng với việc dạy trẻ lựa chọn, phụ huynh có thể hướng dẫn con: “Con có chừng này tiền, hãy chọn thứ mà con định mua và giải thích cho mẹ vì sao con chọn nó”. Tránh sử dụng các từ ngữ như “Nếu mình mua món đồ chơi này thì mẹ và bố sẽ không có đủ tiền để mua thức ăn nữa”. Điều đó có thể rất hiệu nghiệm trước mắt, nhưng sẽ dễ gây ra một áp lực và cảm giác có lỗi cho trẻ, nhất là đối với trẻ nhạy cảm. Bắt đầu dạy trẻ tiết kiệm tiền bằng cách để dành một khoản nhỏ trong số tiền mình có để tiết kiệm. 

- Đối với trẻ từ 9 đến 12 tuổi: Hãy để con bạn trích một phần tiền tiêu vặt của mình để mua những món quà nhỏ cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt trong các dịp sinh nhật hoặc lễ tết. Nó có thể đơn giản là vài viên kẹo để chia sẻ với mọi người. Điều này có thể giúp bé học cách biết chia sẻ, cũng như là quy định khoản ngân sách của chính mình. Thỉnh thoảng có thể gọi bé đến ngồi cùng bạn khi bạn thanh toán các hóa đơn trong gia đình, để bé có thể hiểu được những khoản tiền trong tháng cần chi dùng cho gia đình là bao nhiêu so với thu nhập của cha mẹ. 

- Đối với trẻ lớn hơn: Cùng con lập ra những kế hoạch lâu dài, như dành dụm tiền cho con đi học đại học, hoặc mua xe máy mới khi con có việc làm, để giúp con biết tiết kiệm cho những mục đích dài lâu. Nếu con bạn đang làm thêm và biết cách tiêu tiền có trách nhiệm, hãy bàn bạc với con để sử dụng món tiền đó hợp lý. Có thể đề nghị con bạn cùng chia sẻ những khoản chi phí trong gia đình như một người trưởng thành và có trách nhiệm thực sự. 

Gia Hân H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội