Những điều nhất định phải biết về đại dịch Ebola

1.Ebola và nguồn gốc xuất hiện

Bệnh Ebola (Ebola virus disease) được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do virus Ebola (Ebola haemorrhagic fever) gây nên, rất nguy hiểm dễ gây tử vong ở người.Tỷ lệ tử vong do bệnh này lên đến 90%. Lần đầu tiên bệnh được phát hiện tại những bản làng xa xôi hẻo lánh tại khu vực Trung và Tây Phi, gần rừng nhiệt đới. Năm 1976, virus Ebola xuất hiện lần đầu tại Sudan và Cộng hòa Công Gô. Do phát hiện ở một ngôi làng ven sông Ebola, Công Gô nên người ta đặt tên cho virus này là Ebola. Tại châu Phi, dơi ăn quả được xem là các vật chủ tự nhiên của virus này.

2. Cách nhận biết và triệu chứng

Bệnh do virus Ebola có khoảng thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày. Khi một người nhiễm virus Ebola, sẽ mất 21 ngày để phát hiện các triệu chứng. Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Bệnh này có những triệu chứng giống như cảm cúm gồm đau nhức, đau bụng, sốt, buồn nôn/nôn mửa và tiêu chảy, viêm kết mạc, phát ban (ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh). Ngoài những triệu chứng trên, người mắc Ebola còn kèm theo những triệu chứng khác như suy thận, suy gan.


Viêm kết mạc là một trong những triệu chứng của Ebola

Các triệu chứng xuất huyết thường là đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, chảy máu âm đạo,chảy máu nơi tiêm truyền.

3. Những người có nguy cơ mắc Ebola

Những người có nguy cơ lây nhiễm dịch Ebola cao nhất gồm:

+ nhân viên y tế

+thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc với người nhiễm bệnh Ebola

+những người khâm niệm, an táng có tiếp xúc với tử thi nhiễm Ebola.

4. Con đường lây truyền của virus Ebola

Tổ chức Y tế thế giới cho biết loài dơi ăn trái cây có thể là vật thể tự nhiên mang virus Ebola ở châu Phi và truyền cho các động vật khác. Những bệnh nhân bị nhiễm Ebola là do tiếp xúc với các chất dịch cơ thể của động vật nhiễm virus hoặc người nhiễm bệnh.

Virus Ebola cũng có thể lan theo đường đường tình dục. Trong những đợt đại dịch Ebola trước đây, nam giới sống sót khỏi căn bệnh này được yêu cầu không quan hệ tình dục hoặc phải sử dụng bao cao su trong vòng 3 tháng sau khi bình phục vì virus có thể hiện diện trong tinh trùng. Virus Ebola cũng có thể có trong mồ hôi.


Ebola có thể truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ

Với phụ nữ cho con bú thì virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Vì thế, khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú . Ngoài ra, virus Ebola cũng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua mắt và miệng nếu bạn tiếp xúc với đồ vật chứa dịch của người bệnh. Đây là lý do vì sao các nhân viên y tế phải mặc quần áo bảo hộ toàn thân khi tiếp xúc với bệnh nhân.

Sau thời kỳ ủ bệnh từ 2-21 ngày tùy người thì bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng, lúc đó bệnh nhân có thể lây lan virus từ người sang người.Quá trình lây truyền từ người sang người xảy ra qua những con đường sau:

+ Da hoặc niêm mạc miệng, má, mũi, đường tiêu hóa, đường sinh dụcbị trầy xước tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân.

+ Da hoặc niêm mạc miệng, má, mũi, đường tiêu hóa, đường sinh dụcbị trầy xước tiếp xúc trực tiếp với môi trường xung quanh đã bị nhiễm bẩn bởi dịch tiết của bệnh nhân như quần áo, chăn màn, drap trải giường, kim tiêm…

+ Nghi lễ chôn cất hoặc tẩm liệm người chết vì bệnh Ebola mà có tiếp xúc trực tiếp với thi thể cũng có thể làm lây bệnh từ người sang người.

5. Sự nguy hiểm của Ebola

Virus Ebola có thể di chuyển và tấn công tất cả các bộ phận của cơ thể người, ảnh hưởng trực tiếp và gây xuất huyết nội tạng. Kết quả là bệnh nhân bị sốc, giảm huyết áp và suy đa tạng, đẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong do virus Ebola lên đến 90%.

Dịch Ebola bùng phát và đang lan rộng ở Tây Phi đã cướp đi mạng sống của ít nhất 1013 nạn nhân trong tổng số 1848 người bị nhiễm virus. Ebola đang là nỗi đe dọa cho y tế cộng đồng trên toàn thế giới.

Nguy hiểm hơn, hiện nay vẫn chưa có vaccine điều trị đặc hiệu. Mới chỉ có một số lại vaccine và thuốc chữa Ebola đang được nghiên cứu. Sở dĩ tới khi đại dịch bùng phát vẫn chưa có vaccine và thuốc cho bệnh này là bởi trước kia, bệnh Ebola ít phổ biến, rất ít người nghiên cứu về dịch này và hầu như không có ai tài trợ cho việc nghiên cứu.

Theo phác đồ điều trị bệnh do virus Ebola thì phụ nữ có thai có thể bị sảy thai, đẻ non khi mắc bệnh; người cho con bú cũng có thể truyền bệnh cho con qua đường sữa mẹ. Đây là một loại virus mang tính hệ thống, có thể di chuyển và tác động trực tiếp tới tất cả các bộ phận trên cơ thể con người. Chính vì vậy người bệnh có thể bị tụt huyết áp đột ngột và suy nhược nhiều cơ quan đa hệ trong cơ thể.

6. Các biện pháp phòng chống virus Ebola

Hiện chưa có phòng bệnh do virus Ebola. Mỗi người cần nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh nạn dịch nguy hiểm này. Các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế, cắt đường lây truyền bệnh.

Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng. Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.


Cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm Ebola nghiêm ngặt

Nếu nghi ngờ một ai đó nhiễm virus Ebola, nếu có ý định chăm sóc bệnh nhân mắc virus Ebola tại nhà, cần thông báo cho cán bộ y tế để được cung cấp găng tay, phương tiện phòng hộ cá nhân và được hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân, cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bị lây nhiễm, cách tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.

Khi thăm bệnh nhân trong bệnh viện hay chăm sóc bệnh nhân tại nhà, thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo), cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh.

Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới; không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh; thịt và tiết của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.

Ebola gây nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao ở phụ nữ có thai. Ebola có thể truyền qua sữa mẹ nên khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh.

Người nhiễm Ebola cần được cách ly và nhờ các chuyên gia điều trị. Bệnh nhân có cơ hội khỏi bệnh nếu được chữa trị sớm. Hiện không có bất cứ một loại vaccine hay thuốc nào ngăn chặn được Ebola mặc dù giới y khoa đang thử nghiệm một số loại vaccine điều trị mới.

WHO khuyến cáo rằng người dân nên xin tư vấn về bệnh do virut Ebola từ các nhân viên y tế. Trong khi không có thuốc đặc hiệu điều trị Ebola thì biện pháp điều trị tốt nhất là điều trị hỗ trợ tích cực tại bệnh viện do các nhân viên y tế thực hiện.

7. Những điều bác sỹ cần làm với bệnh nhân Ebola

Cho đến nay, tất cả những việc mà các bác sỹ có thể làm là điều trị giảm thiểu cáctriệu chứng và chăm sóc hỗ trợ như theo dõi nhịp tim, huyết áp, hơi thở cho bệnh nhân mắc bệnh Ebola. Các bác sỹ sẽ truyền dịch vào tĩnh mạch bệnh nhân để ngăn chặn tình trạng mất nước, giữ mát cho bệnh nhân khi họ lên cơn sốt, các loại thuốc giảm đau có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và nhân viên y tế sẽ giám sát nồng độ oxy cũng như huyết áp của bệnh nhân. Đôi khi bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do bệnh gây nên.


CTV2
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin