Ông Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam
Mới đây nhất, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đã được Forbes ví như "Donald Trump của Việt Nam", được Forbes xếp thứ 974 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới và là người Việt Nam đầu tiên có mặt trong danh sách này. Được biết khối tài sản công khai của ông chủ Vingroup Phạm Nhật Vượng là khối bất động sản trải khắp Việt Nam.
Là một trong những tỷ phú kín tiếng nhất làng doanh nhân Việt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup ít khi xuất hiện trước công chúng và cũng chưa bao giờ tiết lộ hay công bố khối tài sản "Khổng lồ" của mình.
Tuy nhiên, nhìn vào khối tài sản khổng lồ với hàng loạt dự án sang trọng thuộc các lĩnh vực bất động sản, du lịch khách sạn, y tế, sức khỏe, làm đẹp và giáo dục…như Vincom Village, Royal city, Vincom Center Hà Nội và TPHCM, Times City, Vinpearl Villas Hòn Tre, The Beach Villas, Vincom Hải PhònG, Bệnh viện Vinmec, Hệ thống Vincharm Spa và khách sạn, công viên giải trí trải dài cả nước của tập đoàn do ông làm chủ, người ta cũng có thể hình dung phần nào về giá trị tài sản mà tỷ phú này đang chiếm giữ.
Ông Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam
Theo con số mới ghi nhận ngày 09/09/2013, chỉ trong vòng một tuần qua, vợ chồng "tỷ phú đôla" Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ hơn 21.023 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD).
Ông Đoàn Nguyên Đức -Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là một trong những doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á ( theo bình chọn của Wall Street Jourrnal năm 2011)
Wall Street Jourrnal đánh giá Bầu Đức là "một trong những nhân vật chính của nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam".
Theo Wall Street Jourrnal, không chỉ là người nắm giữ lượng của cải lớn trong nước, ông Đức còn tham gia đầu tư vào các lĩnh vực cao su, khai khoáng, bất động sản, thủy điện tại Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan.
Ông Đoàn Nguyên Đức -Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Công ty Cổ Phần Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2013 với tỷ lệ
sở hữu của ông Đoàn Nguyên Đức và những người có liên quan chiếm tới 49.37% vốn, tương đương
318,410,462 cổ phiếu HAG - ngày 30/06/2013.
Là một người cực kỳ quyết đoán và luôn đưa ra những quyết định mang tính chất "sống còn". Buông 6 dự án thủy điện, tách khỏi gỗ đá, bán và thanh lọc bất động sản, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức đặt cược cuộc đại phẫu năm 2013 sẽ giúp tập đoàn tiến những bước dài mạnh mẽ.
Bầu Đức tin tưởng cuộc "đại phẫu" này sẽ thành công dù cho nhiều người có cho rằng đây sẽ là một canh bạc lớn.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - "Ông vua cà phê Việt Nam"
Theo nhận định của giới doanh nhân phương Tây ở Việt Nam, tài sản cá nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hiện có thể lên tới 100 triệu USD. Đây là một con số khổng lồ so với một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người 1.300 đô la như Việt Nam.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - "Ông vua cà phê Việt Nam"
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, CEO Tập đoàn Trung Nguyên, với tuyên ngôn khá nổi tiếng: "Đất nước không thể mạnh nếu thiếu những cá nhân giàu có". Giới truyền thông thế giới thừa nhận, ông Vũ đã có "danh xưng của một ông hoàng" (Reuters), là "vua Cà phê" (Forbes). Gần đây, Scott Duke Harris - phóng viên của Forbes còn đến gặp "vua cafe Việt" để nghe ông chia sẻ về những bí quyết kinh doanh và dự định trong tương lai.
Ngoài việc xây dựng cà phê Trung Nguyên trở thành thương hiệu quốc tế, ông Vũ luôn khát khao và có một hoài bão là góp sức mình đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu, chinh phục và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Ông xác định 3 mục tiêu phải làm là: toàn cầu hóa Trung Nguyên; đóng góp vào chiến lược quốc gia cho một Việt Nam hùng mạnh; theo đuổi học thuyết cà phê trên phạm vi toàn cầu.
Với con số ấn tượng -xuất khẩu cafe Trung Nguyên sang 60 quốc gia và dần tiến sâu vào thị trường Mỹ - Trung Quốc. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng Việt Nam có thể tiến xa hơn trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp tỷ đô này.
Bà Mai Kiều Liên- nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 , là một nữ doanh nhân Việt Nam, là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á được bình chọn bởi Forbes . Theo đó, bà Mai Kiều Liên, lãnh đạo công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk là một trong 2 nữ doanh nhân của Việt Nam lọt vào danh sách bình chọn của Forbes với vị trí 25 trên bảng xếp hạng.
Forbes đánh giá, bà Liên đã xây dựng Vinamilk không chỉ trở thành một trong những thương hiệu uy tín của Việt Nam, mà còn được khắp châu Á và thế giới coi trọng và đánh giá cao.
Bà Mai Kiều Liên- nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
Nữ doanh nhân tài ba này đã biến Vinamilk trở thành một trong những doanh nghiệp chủ lực của nền
kinh tế Việt Nam.
Bà Liên cũng đặt mục tiêu đưa Vinamilk lọt vào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới, với doanh thu 3 tỷ USD.
Trả lời phỏng vấn của BBC, bà Liên đã bày tỏ tham vọng muốn "Vinamilk sẽ trở thành tập đoàn đa quốc gia và sẽ có những trang trại lớn để 2017 sẽ tự túc 40% nguyên liệu từ bò trong nước, giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài".
Bà Phạm Thị Việt Nga- Chủ tịch HĐQT Dược Hậu Giang
Là 1 trong "2 người phụ nữ" hiếm hoi ở Việt Nam được vinh danh trên thế giới, bà Phạm Thị Việt Nga được biết đến như một người phụ nữ quyết liệt và cứng rắn, đã chèo lái thành công con thuyền của Công ty Dược Hậu Giang từng bước vượt qua khủng hoảng và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
Là 1 trong "2 người phụ nữ" hiếm hoi ở Việt Nam được vinh danh trên thế giới
Theo Forbes đánh giá, kể từ khi gia nhập Công ty Dược Hậu Giang năm 1988, bà Nga đã biến một xí
nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm, trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài. Năm 2012, công ty này đạt doanh thu 140 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng 18% lên 24 triệu USD".
Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Ngân Lượng - Top 100 doanh nghiệp công nghệ châu Á
Một tin vui đến với doanh nghiệp Việt Nam, vừa qua, ngày ngày 5/9/2013, tại Hồng Kông, Công ty CP Ngân Lượng - một đơn vị thành viên của PeaceSoft Group đã được vinh danh trong danh sách Top 100 doanh nghiệp công nghệ Châu Á (Red Herring Asia) với giải pháp thanh toán trên điện thoại di động Mobipay.
Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Ngân Lượng - Top 100 doanh nghiệp công nghệ châu Á.
Đây là sản phẩm công nghệ cao đóng gói hoàn thiện đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn tại
Việt Nam, do người Việt Nam làm và có thể xuất khẩu ra kinh doanh tại các thị trường nước ngoài có
nền kinh tế phát triển hơn.
Ngay sau lễ vinh danh Top 100 doanh nghiệp công nghệ Châu Á diễn ra tại Hồng Kông ngày 5/9, Công ty Ngân Lượng cũng đã chính thức công bố kế hoạch triển khai sản phẩm Mobipay.
Cụ thể, Ngân Lượng đã đạt được thoả thuận hợp tác khung với MOL-Group thuộc Tập đoàn Berjaya để triển khai rộng rãi giải pháp này tại khu vực Đông Nam Á, bắt đầu tại Malaysia vào đầu năm 2014.
Được biết sau thành tích này, Ngân Lượng đã được chọn vào danh sách Top 200 doanh nghiệp công nghệ thế giới (Red Herring Global) và có cơ hội lọt vào Top 100 toàn cầu vào tháng 11 tới tại Los Angeles, Mỹ.
Ông Trương Gia Bình - Doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Nikkei vinh danh
Giải thưởng Nikkei được Tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản - Nikkei lập ra năm 1996, vinh danh các cá nhân và tổ chức châu Á (trừ Nhật Bản) có đóng góp đáng kể trong ba lĩnh vực: phát triển khu vực, khoa học - công nghệ - đổi mới và văn hóa.
Ông Trương Gia Bình - Doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Nikkei vinh danh
Trong 18 năm qua, 9 doanh nhân từng được vinh danh. Và đây cũng là lần đầu tiên trong 18 năm qua,
Nikkei lựa chọn một doanh nhân Việt Nam để trao tặng.
Ông Trương Gia Bình là doanh nhân đầu tiên của Việt Nam nhận được Giải thưởng Nikkei Asia. Theo Nikkei, ông Bình không chỉ sáng lập và xây dựng thành công Tập đoàn Công nghệ thông tin, viễn thông FPT mà còn đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành này tại Việt Nam.
Ông Bình đã xây dựng hiệp hội công nghiệp phần mềm Việt Nam và lập ra trường đại học đào tạo các chuyên gia công nghệ.
Chia sẻ về giải thưởng to lớn này, ông Bình cho biết: "Đây là vinh dự lớn cho cá nhân tôi và FPT.
Nhật Bản là đối tác chiến lược của Việt Nam và tôi tin rằng, đi cùng Nhật Bản, quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới là cơ hội để ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vươn lên sánh vai cùng các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc".
Mới đây nhất, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, đã được Forbes ví như "Donald Trump của Việt Nam", được Forbes xếp thứ 974 trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới và là người Việt Nam đầu tiên có mặt trong danh sách này. Được biết khối tài sản công khai của ông chủ Vingroup Phạm Nhật Vượng là khối bất động sản trải khắp Việt Nam.
Ngày càng có nhiều
doanh nhân Việt được thế giới biết đến
Là một trong những tỷ phú kín tiếng nhất làng doanh nhân Việt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup ít khi xuất hiện trước công chúng và cũng chưa bao giờ tiết lộ hay công bố khối tài sản "Khổng lồ" của mình.
Tuy nhiên, nhìn vào khối tài sản khổng lồ với hàng loạt dự án sang trọng thuộc các lĩnh vực bất động sản, du lịch khách sạn, y tế, sức khỏe, làm đẹp và giáo dục…như Vincom Village, Royal city, Vincom Center Hà Nội và TPHCM, Times City, Vinpearl Villas Hòn Tre, The Beach Villas, Vincom Hải PhònG, Bệnh viện Vinmec, Hệ thống Vincharm Spa và khách sạn, công viên giải trí trải dài cả nước của tập đoàn do ông làm chủ, người ta cũng có thể hình dung phần nào về giá trị tài sản mà tỷ phú này đang chiếm giữ.
Ông Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam
Theo con số mới ghi nhận ngày 09/09/2013, chỉ trong vòng một tuần qua, vợ chồng "tỷ phú đôla" Phạm Nhật Vượng đang nắm giữ hơn 21.023 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD).
Ông Đoàn Nguyên Đức -Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là một trong những doanh nhân quyền lực nhất khu vực Đông Nam Á ( theo bình chọn của Wall Street Jourrnal năm 2011)
Wall Street Jourrnal đánh giá Bầu Đức là "một trong những nhân vật chính của nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam".
Theo Wall Street Jourrnal, không chỉ là người nắm giữ lượng của cải lớn trong nước, ông Đức còn tham gia đầu tư vào các lĩnh vực cao su, khai khoáng, bất động sản, thủy điện tại Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan.
Ông Đoàn Nguyên Đức -Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
Là một người cực kỳ quyết đoán và luôn đưa ra những quyết định mang tính chất "sống còn". Buông 6 dự án thủy điện, tách khỏi gỗ đá, bán và thanh lọc bất động sản, Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai, Đoàn Nguyên Đức đặt cược cuộc đại phẫu năm 2013 sẽ giúp tập đoàn tiến những bước dài mạnh mẽ.
Bầu Đức tin tưởng cuộc "đại phẫu" này sẽ thành công dù cho nhiều người có cho rằng đây sẽ là một canh bạc lớn.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - "Ông vua cà phê Việt Nam"
Theo nhận định của giới doanh nhân phương Tây ở Việt Nam, tài sản cá nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hiện có thể lên tới 100 triệu USD. Đây là một con số khổng lồ so với một quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người 1.300 đô la như Việt Nam.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - "Ông vua cà phê Việt Nam"
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, CEO Tập đoàn Trung Nguyên, với tuyên ngôn khá nổi tiếng: "Đất nước không thể mạnh nếu thiếu những cá nhân giàu có". Giới truyền thông thế giới thừa nhận, ông Vũ đã có "danh xưng của một ông hoàng" (Reuters), là "vua Cà phê" (Forbes). Gần đây, Scott Duke Harris - phóng viên của Forbes còn đến gặp "vua cafe Việt" để nghe ông chia sẻ về những bí quyết kinh doanh và dự định trong tương lai.
Ngoài việc xây dựng cà phê Trung Nguyên trở thành thương hiệu quốc tế, ông Vũ luôn khát khao và có một hoài bão là góp sức mình đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu, chinh phục và có tầm ảnh hưởng trên thế giới. Ông xác định 3 mục tiêu phải làm là: toàn cầu hóa Trung Nguyên; đóng góp vào chiến lược quốc gia cho một Việt Nam hùng mạnh; theo đuổi học thuyết cà phê trên phạm vi toàn cầu.
Với con số ấn tượng -xuất khẩu cafe Trung Nguyên sang 60 quốc gia và dần tiến sâu vào thị trường Mỹ - Trung Quốc. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng Việt Nam có thể tiến xa hơn trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp tỷ đô này.
Bà Mai Kiều Liên- nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
Bà Mai Kiều Liên sinh năm 1953 , là một nữ doanh nhân Việt Nam, là người Việt Nam duy nhất trong số 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á được bình chọn bởi Forbes . Theo đó, bà Mai Kiều Liên, lãnh đạo công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk là một trong 2 nữ doanh nhân của Việt Nam lọt vào danh sách bình chọn của Forbes với vị trí 25 trên bảng xếp hạng.
Forbes đánh giá, bà Liên đã xây dựng Vinamilk không chỉ trở thành một trong những thương hiệu uy tín của Việt Nam, mà còn được khắp châu Á và thế giới coi trọng và đánh giá cao.
Bà Mai Kiều Liên- nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á
Bà Liên cũng đặt mục tiêu đưa Vinamilk lọt vào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới, với doanh thu 3 tỷ USD.
Trả lời phỏng vấn của BBC, bà Liên đã bày tỏ tham vọng muốn "Vinamilk sẽ trở thành tập đoàn đa quốc gia và sẽ có những trang trại lớn để 2017 sẽ tự túc 40% nguyên liệu từ bò trong nước, giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài".
Bà Phạm Thị Việt Nga- Chủ tịch HĐQT Dược Hậu Giang
Là 1 trong "2 người phụ nữ" hiếm hoi ở Việt Nam được vinh danh trên thế giới, bà Phạm Thị Việt Nga được biết đến như một người phụ nữ quyết liệt và cứng rắn, đã chèo lái thành công con thuyền của Công ty Dược Hậu Giang từng bước vượt qua khủng hoảng và đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế.
Là 1 trong "2 người phụ nữ" hiếm hoi ở Việt Nam được vinh danh trên thế giới
Dược Hậu Giang hiện sản xuất và kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm, trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài. Năm 2012, công ty này đạt doanh thu 140 triệu USD. Lợi nhuận ròng tăng 18% lên 24 triệu USD".
Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Ngân Lượng - Top 100 doanh nghiệp công nghệ châu Á
Một tin vui đến với doanh nghiệp Việt Nam, vừa qua, ngày ngày 5/9/2013, tại Hồng Kông, Công ty CP Ngân Lượng - một đơn vị thành viên của PeaceSoft Group đã được vinh danh trong danh sách Top 100 doanh nghiệp công nghệ Châu Á (Red Herring Asia) với giải pháp thanh toán trên điện thoại di động Mobipay.
Ông Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Ngân Lượng - Top 100 doanh nghiệp công nghệ châu Á.
Ngay sau lễ vinh danh Top 100 doanh nghiệp công nghệ Châu Á diễn ra tại Hồng Kông ngày 5/9, Công ty Ngân Lượng cũng đã chính thức công bố kế hoạch triển khai sản phẩm Mobipay.
Cụ thể, Ngân Lượng đã đạt được thoả thuận hợp tác khung với MOL-Group thuộc Tập đoàn Berjaya để triển khai rộng rãi giải pháp này tại khu vực Đông Nam Á, bắt đầu tại Malaysia vào đầu năm 2014.
Được biết sau thành tích này, Ngân Lượng đã được chọn vào danh sách Top 200 doanh nghiệp công nghệ thế giới (Red Herring Global) và có cơ hội lọt vào Top 100 toàn cầu vào tháng 11 tới tại Los Angeles, Mỹ.
Ông Trương Gia Bình - Doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Nikkei vinh danh
Giải thưởng Nikkei được Tập đoàn truyền thông hàng đầu Nhật Bản - Nikkei lập ra năm 1996, vinh danh các cá nhân và tổ chức châu Á (trừ Nhật Bản) có đóng góp đáng kể trong ba lĩnh vực: phát triển khu vực, khoa học - công nghệ - đổi mới và văn hóa.
Ông Trương Gia Bình - Doanh nhân Việt Nam đầu tiên được Nikkei vinh danh
Ông Trương Gia Bình là doanh nhân đầu tiên của Việt Nam nhận được Giải thưởng Nikkei Asia. Theo Nikkei, ông Bình không chỉ sáng lập và xây dựng thành công Tập đoàn Công nghệ thông tin, viễn thông FPT mà còn đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành này tại Việt Nam.
Ông Bình đã xây dựng hiệp hội công nghiệp phần mềm Việt Nam và lập ra trường đại học đào tạo các chuyên gia công nghệ.
Chia sẻ về giải thưởng to lớn này, ông Bình cho biết: "Đây là vinh dự lớn cho cá nhân tôi và FPT.
Nhật Bản là đối tác chiến lược của Việt Nam và tôi tin rằng, đi cùng Nhật Bản, quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới là cơ hội để ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vươn lên sánh vai cùng các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc".
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng
Bình luận của bạn