Biến thể Delta Plus có thể đe dọa thành quả chống dịch của thế giới?

Biến thể Delta Plus là biến thể đáng lo ngại vì có khả năng lây lan rất nhanh

WHO đang theo dõi 2 biến thể mới có khả năng kháng vaccine ở Nam Phi và Colombia

Thách thức từ những thay đổi của biến thể virus SARS-CoV-2

Giới khoa học Anh lo ngại về tiêm vaccine vẫn nhiễm biến thể Delta

Những điều cần biết về biến thể virus mới Lambda

Biến thể Delta Plus là gì?

Biến thể Delta Plus (còn được gọi tên khác là B.1.617.2.1 hoặc AY.1) là một phiên bản đột biến mới của Delta được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 4/2021.

Delta Plus hiện đã xuất hiện ở một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Mỹ, Anh, Bồ Đào Nha, Nga, Trung Quốc. Hàn Quốc là quốc gia mới nhất cảnh báo phát hiện ca mắc biến thể Delta Plus ở bệnh nhân nam mà gần đây không hề đi du lịch.

 Ấn Độ xem đây là biến thể gây lo ngại, có thể gây ra làn sóng COVID-19 thứ ba tại nước này

Biến thể Delta Plus đã được các quan chức y tế Ấn Độ phân loại là một biến thể đáng lo ngại, tuy nhiên Tổ chức Y tế Công cộng Anh (PHE)Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn tiếp tục phân loại Delta Plus trong dữ liệu về chủng Delta.

Biến thể Delta Plus có đáng lo ngại?

Theo Cơ quan giải trình tự bộ gen COVID-19 của Chính phủ Ấn Độ, biến thể Delta Plus mang 3 đặc điểm đáng lo ngại gồm: tăng khả năng lây nhiễm, liên kết mạnh hơn với các thụ thể của tế bào phổi và làm giảm phản ứng kháng thể. Cả hai phiên bản biến thể Delta Plus là  AY.1 và AY.2 đều mang thêm một đột biến có tên là K417N - một protein đột biến có khả năng thay đổi lớp protein gai và lây nhiễm cao sang các tế bào khỏe mạnh. 

Delta Plus mang thêm một đột biến bổ sung có tên là K417N

Theo các nhà khoa học, biến thể Delta Plus sở hữu tất cả đặc điểm của biến thể Delta (phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ) kết hợp với đột biến trong biến thể Beta (phát hiện đầu tiên ở Nam Phi). Delta Plus được cho là có khả năng lây nhiễm cao và lây lan nhanh chóng. Giám đốc Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ (AIIM) - Randeep Guleria đánh giá Delta Plus dễ lây đến mức chỉ cần đi cạnh một người nhiễm biến thể này không đeo khẩu trang thì cũng có thể bị mắc COVID-19. 

Dữ liệu y tế đến nay cho thấy triệu chứng khi nhiễm Delta Plus giống với các phiên bản nCoV trước đây. Theo Cơ quan Y tế Quốc gia Anh (NHS), biểu hiện thường gặp là sốt, thân nhiệt cao, ho liên tục trong hơn một giờ hoặc kéo dài, mất hoặc rối loạn vị giác, khứu giác.

Vaccine COVID-19 có chống được Delta Plus không?

Mặc dù còn quá sớm để kết luận liệu biến thể Delta Plus có làm giảm hiệu quả của vaccine hay không. Tuy nhiên, các nghiên cứu ban đầu cho thấy đột biến K417N có trong biến thể Delta Plus không có khả năng gây ra tác động lớn.

Trong nghiên cứu thử nghiệm vaccine Pfizer chống lại Delta Plus, các nhà khoa học cho biết biến thể này không có đột biến chống lại kháng thể trung hòa do vaccine tạo ra.

Biến thể Delta Plus đang làm đe dọa thành quả chống dịch trong gần 2 năm của thế giới, có thể khiến đại dịch quay trở lại trong thời gian tới nếu các quốc gia không tăng tốc chương trình tiêm chủng vaccine phòng ngừa COVID-19. Song song đó, người dân cần thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K để đẩy lùi dịch bệnh.

Nguyễn An H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội