Niềm tin đặt “nhầm” Vinaconex?

Sự cần thiết phải xây dựng đường ống số 2

9 lần vỡ ống nước người dân mất niềm tin hoàn toàn vào Vinaconex. Một công trình được đầu tư tới 1.500 tỷ, được một đơn vị xây dựng có uy tín như Vinaconex đứng ra làm chủ đầu tư vậy mà sau 6 năm hoạt động đã không thể kiểm soát thật khó có thể chấp nhận.

Ống nước sông Đà vỡ 9 lần sau 6 năm đưa vào hoạt động

Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, thành phố không thể để hơn một triệu dân bị ảnh hưởng, tiếp tục phải chịu đựng cảnh mất nước do vỡ đường ống. Một triệu dân không thể phụ thuộc đường ống nước của một công ty, một tuyến đường ống luôn xảy ra sự cố vỡ như vậy. Chúng ta không thể đem người dân ra làm trò đùa được.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội khẳng định "mất niềm tin và hết kiên nhẫn" với chủ đầu tư là Tổng công ty Vinaconex.

Người “cũ” xây ống nước mới

Như vậy, tới thời điểm này, đường ống dẫn nước sông Đà đã bị vỡ tới 9 lần chỉ sau 6 năm đi vào hoạt động. Hiện dư luận đang nghi ngờ về năng lực đầu tư củaTổng Công ty Vinaconex. Nhưng không rõ tại sao UBND TP Hà Nội lại chấp thuận để công ty này tiếp tục làm chủ đầuxây dựng đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2?

Nói về việc này, ông Vũ Quý Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vinaconex vẫn tỏ ra rất tự tin và khẳng định tuyến ống giai đoạn 2 sẽ sử dụng vật liệu kim loại có độ bền chắc cao hơn và cũng đảm bảo chất lượng về nước sạch.

Đối với đường ống số 1 Vinaconex sử dựng ống composite cốt sợi thủy tinh . Đây là loại vật liệu lần đầu tiên được ứng dụng trong hệ thống truyền tải nước sạch tại Việt Nam nên Vinaconex còn thiếu kinh nghiệm khi lựa chọn công nghệ, vật liệu đầu vào . Đây là lý giải của ông Phạm Chí Sơn - Người phát ngôn của Tổng công ty CP Vinaconex. Hóa ra hơn 1500 tỷ bỏ ra để xây dựng đường ống số 1 là “cố gắng đi đầu”, “sẵn sàng đánh cược” của Vinaconex trong việc sử dụng vật liệu mới .

Người dân thủ đô khốn khổ vì mất nước


Nếu xây dựng đường ống thứ 2, Vinaconex vẫn tiếp tục thử nghiệm như lần 1 thì không biết người dân Hà Nội bị biến thành “chuột bạch” đến bao giờ. Một thí nghiệm quá đắt thậm chí có thể ghi vào kỉ lục guiness vì chi phí lên tới 1000 tỷ đồng. Và rồi chi phí ấy sẽ do ai gánh hay lại chia đều mỗi người dân gắng một ít?

PGS.TS Nguyễn Đình Thám - Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Đại học Xây dựng Hà Nội cho rằng, việc đường ống dẫn nước sông Đà bị vỡ tới 9 lần chỉ sau 6 năm hoạt động là do sai sót mang tính hệ thống.Để đảm bảo chất lượng đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2, ông Thám cho rằng, cơ quan chức năng không nên tiếp tục giao cho Tổng Công ty Vinaconex.

“Việc giao cho đơn vị từng làm một công trình hỏng được tiếp tục làm chủ dự án tiếp theo là điều hoàn toàn không nên một chút nào. Ở đây, nên để một đơn vị khác làm chủ đầu tư dự án lắp đặt đường ống dẫn nước mới,” ông Thám nói

Hiện vẫn chưa biết đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn 2 sẽ được Vinaconex triển khai như thế nào, nhưng với 9 lần vỡ ống vừa qua, người dân Thủ đô có lý do để lo lắng về một kịch bản “đường ống nổ liên tiếp” sẽ lại xảy ra với công trình hàng nghìn tỷ này.


Tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản không áp dụng vật liệu làm bằng sợi thủy tinh như tại dự án cấp nước mặt sông Đà. Vật liệu này chủ yếu sử dụng làm ống cống nước thải.Ông Nguyễn Sỹ Trung, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải



CTV1
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn