Từ hơn 2.000 mẫu nước tiểu, các nhà khoa học đã tìm thấy 29 sản phẩm trao đổi chất tương quan với chỉ số khối cơ thể của chủ thể.
“Điểm mặt” 6 dạng béo phì phổ biến
25% người Việt thừa cân, béo phì
Phân loại người béo phì để điều trị tốt hơn
Béo phì khi mang thai ảnh hưởng tới mẹ và bé thế nào?
Các nhà khoa học đến từ Đại học Permanente Division Kaiser (Oakland) phát hiện, những bé gái ở giai đoạn đầu và giữa tuổi dậy thì có mức bisphenol-A trong nước tiểu trên mức trung bình sẽ có nguy cơ bị béo phì cao gấp đôi so với những đứa trẻ có nồng độ BPA thấp. BPA – là một hóa chất công nghiệp được sử dụng để sản xuất nhựa polycarbonate và nhựa epoxy từ những năm 1960, có mặt trong hộp đựng thức ăn và đồ uống.
Gần đây, dựa trên cơ sở nghiên cứu từ năm 2013, các nhà khoa học đến từ trường Imperial College London (Anh) đã phân tích sâu hơn các mẫu nước tiểu, từ đó xác định được các dấu hiệu hóa học trong nước tiểu có liên quan tới khối lượng cơ thể, giúp họ phát hiện sớm được tất cả các trường hợp tiềm ẩn nguy cơ bị thừa cân, béo phì.
Để có được kết quả trên, GS. Jeremy Nicholson – trường Imperial College London và cộng sự đã phân tích các mẫu nước tiểu của hơn 2.000 tình nguyện viên ở Mỹ và Anh. Thông qua các mẫu, họ đã tìm thấy 29 chất chuyển hóa có tương quan với chỉ số khối cơ thể (BMI) của chủ thể.
GS. Jeremy Nicholson cho biết: "Phát hiện này là một cải tiến để nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phát hiện sớm nguy cơ béo phì thông qua xét nghiệm nước tiểu. Đây là điểm khởi đầu thuận lợi cho các phương pháp mới để ngăn ngừa và điều trị béo phì cũng như các bệnh tật liên quan tới béo phì".
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine.
Bình luận của bạn