Béo phì khi mang thai ảnh hưởng tới mẹ và bé thế nào?

Béo phì thai kỳ tăng nguy cơ con dị tật

Sốc nặng vì "thai nhi" là khối u nặng 5kg

Bà mẹ mang thai tư ở tuổi 65

Con dễ tự kỷ khi thai phụ phơi nhiễm khói bụi

Thai phụ cần vitamin và các dưỡng chất bổ sung nào?

Hầu hết phụ nữ đều có xu hướng bị béo phì trong thai kỳ. Béo phì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn làm gia tăng các biến chứng trong thời gian mang thai. Dưới đây là những ảnh hưởng của béo phì tới thai kỳ của bạn:

Các biến chứng thai kỳ

Một số biến chứng phổ biến nhất của béo phì trong thai kỳ là đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh mổ và không thay đổi trọng lượng sau sinh.

Ảnh hưởng tới thai nhi

Béo phì không chỉ đe dọa sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của thai nhi.

Sinh non

Đây là một trong những ảnh hưởng lớn nhất của béo phì tới thai kỳ. Béo phì trong thời gian mang thai có thể dẫn tới tăng nguy cơ có cơn co sớm và sinh non.

Chết non

Đối phó với bệnh béo phì thai kỳ có thể khó khăn nhưng cần thiết vì nó gây ra mối đe dọa lớn với thai nhi như đứa trẻ sinh ra dễ bị chết non.

Trẻ bị béo phì

Khoa học đã chỉ ra rằng trẻ có mẹ bị béo phì trong thai kỳ có nhiều khả năng hơn bị béo phì trong thời thơ ấu và niên thiếu.

Các bất thường bẩm sinh

Các dị tật ống thần kinh dễ xảy ra ở phụ nữ béo phì hơn, khiến cho trẻ dễ bị các khuyết tật bẩm sinh hơn.

Khó phát hiện dị tật ở trẻ

Chẩn đoán hình ảnh không thể phát hiện ra những bất thường mà trẻ có thể bị trong trường hợp mẹ bị béo phì.

Đái tháo đường thai kỳ

Phòng tránh đái tháo đường thai kỳ là rất cần thiết vì gần như tất cả các thai phụ béo phì có thể bị đái tháo đường thai kỳ trong thời gian mang thai và do đó cũng bị tăng nguy cơ đái tháo đường trong tương lai.

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp thai kỳ là thường gặp nhất ở những thai phụ bị béo phì.

Tiền sản giật

Tiền sản giật được đặc trưng bởi tăng huyết áp và các bất thường ở cơ quan khác như suy giảm chức năng thận. Vì vậy cần phòng tránh béo phì thai kỳ để tránh nguy cơ tiền sản giật từ đó có thể đe dọa sự sống của cả mẹ và con.

Sảy thai tự nhiên

Sảy thai là ảnh hưởng rất phổ biến của béo phì trong thai kỳ. Ngoài ra các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm cũng cho thấy ít cải thiện hơn trong những trường hợp này.

Sinh non hoặc sinh già tháng

Béo phì còn có thể khiến thai kỳ kéo dài hoặc kết thúc sớm vì có cơn co sớm.

Kháng thuốc

Béo phì có thể dẫn tới tình trạng kháng thuốc như kháng thuốc gây tê ngoài màng cứng.

Nhiễm trùng

Béo phì thai kỳ thường gây ra các nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên. Ngoài ra còn tăng nguy cơ sinh mổ.

Khó dự đoán trọng lượng thai nhi

Các bác sỹ thấy rằng rất khó để dự đoán cân nặng của thai nhi do béo phì, vì vậy càng tăng thêm các biến chứng.

Nhịp tim của thai nhi

Thiết bị dùng theo đo tim thai sẽ không thể phát hiện chính xác nhịp tim của thai nhi ở các mẹ béo phì.

Gây mê

Cần thực hiện các loại hình gây mê khác nhau cho phụ nữ béo phì như gây mê tủy sống.

Sinh mổ

Phụ nữ béo phì khi mang thai có thể phải đối mặt với nguy cơ lớn hơn sinh mổ hoặc những biến chứng khi sinh qua ngả âm đạo.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn