Phẫu thuật tháo lồng ruột cho bệnh nhân bị bệnh hiếm 

Phẫu thuật tháo lồng ruột cho bệnh nhân bị bệnh hiếm 

Không có tinh trùng do tắc ống dẫn tinh: Phẫu thuật liệu có nguy hiểm?

Phẫu thuật nội soi robot thành công cho trẻ nhẹ cân nhất

Phẫu thuật thành công ca gãy xương cho cụ bà 100 tuổi

Đẩy mạnh lĩnh vực gây mê, chăm sóc phẫu thuật thiết yếu và khẩn cấp

Thạc sĩ Trần Hiếu Nhân - giảng viên Trường đại học Y dược Cần Thơ - cho biết đây là bệnh lý di truyền trên nhiễm sắc thể hiếm gặp. Bệnh nhân B.T.T.H. (nữ, 23 tuổi, Q.Bình Thủy, TP Cần Thơ) hiện đã được phẫu thuật tháo lồng ruột (đoạn tiếp giáp hỗng tràng và hồi tràng), cắt ruột non và lấy trọn polyp gửi giải phẫu bệnh.

Trước đó, ngày 5/7 bệnh nhân này nhập viện vì đau bụng, khám thấy sẹo mổ cũ do tiền sử mổ cắt đoạn ruột non do lồng ruột (cách sáu năm) và bệnh nhân có nhiều đốm sắc tố ở môi nên các bác sĩ nghi ngờ hội chứng Peutz-Jeghers. Kết quả chụp MSCT thấy hình ảnh như xoắn ruột non.

Sau ca mổ cấp cứu, hiện mạch và huyết áp bệnh nhân ổn định, có thể xuất viện sau năm ngày. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân cần được nội soi kiểm tra đường tiêu hóa, tư vấn về cách tự theo dõi bệnh.

Bệnh tắc ruột do lồng ruột trên hội chứng Peutz - Jeghers là bệnh lý rất hiếm, với tần suất mắc bệnh là 1/60.000 đến 1/300.000 dân (theo báo cáo tại Mỹ), nước ta cũng mới chỉ ghi nhận vài ca mắc bệnh này.

Bệnh nhân bị hội chứng này thường có nhiều polyp ở ruột nên dễ lồng ruột, hoặc bị tắc hay chảy máu, phải nhập viện phẫu thuật. Bác sĩ Nhân cho biết để phát hiện bệnh kịp thời, khi có triệu chứng nghi ngờ hoặc trong gia đình có người mắc bệnh nên đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vì theo y văn trước đây, người ta nghĩ bệnh có tỉ lệ ác tính (ung thư hóa) cao, nhưng hiện nhận thấy đây là bệnh lành tính, tỉ lệ ác tính chỉ từ 2-3%, vì vậy bác sĩ không khuyến cáo cắt toàn bộ ruột.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn