Bệnh viêm não Nhật Bản do virus gây ra, xảy ra quanh năm, nhưng cao điểm vào những tháng mùa hè. Tất cả những người chưa tiêm miễn dịch đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi. Viêm não Nhật Bản thường khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao, đau đầu, ói mửa, lừ đừ, bỏ bú, bỏ ăn, có thể kèm ho, tiêu chảy, sau 1-2 ngày xuất hiện co giật, hôn mê; nếu không xử trí kịp thời có thể tử vong rất nhanh hoặc di chứng thần kinh nặng nề như liệt, chậm phát triển trí tuệ…
Trẻ từ 12 tháng trở lên cần được tiêm vaccine phòng bệnh
Để phòng bệnh viêm
não Nhật Bản, trẻ từ 12 tháng trở lên cần được tiêm chủng vaccine phòng bệnh với
lịch tiêm như sau: mũi 1 vào ngày tự chọn, mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 1 tuần,
mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 tối thiểu 12 tháng; sau đó tiêm nhắc mỗi 3 năm cho đến
khi trẻ 15 tuổi. Không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn nếu chưa có miễn dịch và
khi có việc phải đi đến vùng bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành cũng cần tiêm chủng
vaccine phòng bệnh.
Ngoài ra cần các biện pháp phòng trách khác như mắc màn, phun hóa chất diệt muỗi,...
Bên cạnh biện pháp
tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, các biện pháp ngăn ngừa muỗi đốt như ngủ mắc màn,
mặc quần áo dài tay, phun hóa chất diệt muỗi, các biện pháp diệt lăng quăng muỗi
truyền bệnh như khơi thông hay lấp bỏ các điểm nước đọng, phát quang bụi rậm,
di dời chuồng gia súc ra xa nhà ở (tối thiểu 50m), loại bỏ vật chứa nước phế thải…
cũng rất hiệu quả trong phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn